[🆕🇻🇳] BLOG CHUYÊN VĂN – Góp phần kiến tạo giờ văn hạnh phúc 📚 Top1Learn 📕 Sức phản kháng của nữ giới trong Người ăn chay (Han Kang) Từ rất sớm, Han Kang đã nhận ra tiềm năng bạo lực trong mỗi người và không ngừng hoài nghi liệu , shares-57✔️ , likes-170❤️️ , date-2024-01-08 23:00:33🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️‍🤼‍🏃🏻🚴🏼🏋🏻‍🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
🌿Sức phản kháng của nữ giới trong Người ăn chay (Han Kang)

Từ rất sớm, Han Kang đã nhận ra tiềm năng bạo lực trong mỗi người và không ngừng hoài nghi liệu con người có thể đáng sợ đến mức nào? Nỗi ám ảnh về con người đã hằn sâu ký ức của Han Kang và trở thành dấu hỏi lớn xuất hiện trong những áng văn của nữ sĩ mà “Người ăn chay” không ngoại lệ. Có thể thấy, “Người ăn chay” phơi bày những góc khuất của một gia đình điển hình cho chế độ phụ quyền. Đặc quánh trong không gian tiểu thuyết là sự bạo lực của người đàn ông đối với người phụ nữ đã phác họa nên bức tranh phân tầng quyền lực giới, cụ thể nam giới luôn ở vị trí của kẻ mạnh với đặc điểm thống trị và ăn thịt, còn nữ giới ở vị trí của kẻ yếu, bị thống trị và ăn chay. Điều tạo nên kịch tính của tiểu thuyết nằm ở cuộc giằng co của nhân vật Yeong-hye giữa lựa chọn chấp nhận bị đàn áp hay chống lại áp bức của nam giới? Có lẽ chỉ một mình Yeong-hye không đủ sức lật đổ chế độ bất công ấy, nhưng chính ý thức phản kháng không ngừng biểu hiện qua lựa chọn từ chối ăn thịt là cuộc cách mạng làm thay đổi vị thế người nữ trong cuộc sống của họ và xã hội phụ quyền nói chung.

🌿 Ăn chay hay đi ngược nền văn minh?

Ngay từ đầu, Yeong-hye không tỏ ra biểu hiện của một người ghét ăn thịt, cùng với đó cô hiện lên chỉ là một người phụ nữ bình thường, không có cá tính riêng tựa chiếc bóng mờ nhạt. Việc Yeong-hye từ bỏ ăn thịt đã trở thành dấu ấn đầu tiên xác lập căn tính, đánh dấu sự tồn tại của cô trên cuộc đời này. Dĩ nhiên, việc Yeong-hye trở thành người ăn chay không dừng lại ở tầng nghĩa đó, mà sâu xa còn thể hiện ý thức về bạo lực và mong muốn khước từ khả năng làm tổn hại đến sinh vật khác. Trong ý niệm của số đông, việc ăn thịt là một nhu cầu tất yếu và chính đáng, vậy điều này có liên quan gì đến tiềm năng bạo lực của con người mà Yeong-hye phải quyết liệt tránh xa? Điều này phát xuất từ tình trạng chung khi con người từ sớm đã bị cắt lìa khỏi cội nguồn tự nhiên và trở thành sản phẩm của chuẩn mực văn hoá. Theo đó khi vừa sinh ra trên cõi đời, chúng ta đã bị tước mất phần thuần tuý của bản ngã và thay vào là sự giáo dưỡng để trở nên tân tiến, hoà nhập với nền văn minh. Từ đây, con người dần mất kết nối với nguồn sống tự nhiên, không còn ý thức mình là một tồn tại sống bình đẳng với các tồn tại sống khác và đề cao giống loài của mình như một chủng tộc thượng đẳng. Con người tự ban cho mình quyền năng làm chủ và sát hại các sinh vật khác nhằm thỏa mãn nhu cầu và xác lập vị thế của mình trong thế giới. Trong số những hành vi đàn áp tự nhiên, ăn thịt là minh chứng cho dòng máu bạo lực chảy nơi huyết quản loài người. Dù tước đi sinh mạng kẻ khác một cách trắng trợn nhưng nhân danh của vị bá chủ, con người huyễn giả sự đàn áp ấy dưới lớp vỏ của “văn minh” và “hiện đại”. Như vậy, hành vi ăn thịt là kết quả của tư tưởng bạo lực mà con người tiếp nhận suốt thời gian dài, đã để lại những tàn phá nghiêm trọng đối với trạng thái cân bằng của môi trường tự nhiên.

Khi ăn thịt, chúng ta thường bị đánh lừa bởi màu sắc và mùi vị qua chế biến mà quên đi miếng thịt trước mắt từng là một sinh vật có sự sống. Cũng giống như ký ức của Yeong-hye ngày bé, khi cô tận mắt chứng kiến con chó bị kéo đi đến khi “từ miệng nó phun ra máu đen”, và chính cô lại tiêu hoá con vật ấy vào bụng. Con người sẽ sống mãi trong ảo tưởng mà nề nếp xã hội đã ép ta vào những khuôn mẫu, trừ khi chúng ta tự mình trải qua thực tướng của hành vi ăn thịt. Có lẽ vì thế mà từ sau giấc mơ, Yeong-hye đột ngột trở thành người ăn chay. Phải chăng cô đã ý thức về sự tàn bạo của con người đáng sợ như việc nuốt sống những tảng thịt đỏ ối, nhớp nháp và bê bết máu? Margaret Atwood (1972) có lí khi cho rằng: “Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm với những con vật chúng ta cũng có thể làm với nhau, chỉ là chúng ta đã thực hành trên chúng trước mà thôi” (tr.121). Yeong-hye lựa chọn ăn chay không chỉ vì cảm thức sâu sắc về tiềm năng bạo lực của con người trong hành vi ăn thịt, mà dường như bản thân những tảng thịt đã ẩn chứa một sức mạnh man rợ đe dọa đến sự sống của cô. Nói như quan điểm của Margaret Atwood, ăn thịt đồng nghĩa với tự nuốt chửng sự sống của mình. Cho nên lựa chọn của Yeong-hye không phải hiện tượng cảm tính nhất thời mà là cuộc nổi dậy mang tính bản năng nhằm chống lại nguồn cơn gây nguy hại đến sự sống.

Song, trong một xã hội xem thói quen ăn thịt là điều hiển nhiên thì hành vi của Yeong-hye bị gán mác lập dị, như thể cô là một cá thể lạc loài giữa xã hội văn minh. Sức mạnh quyền lực dường thể hiện ngay trong lựa chọn thức ăn mà chúng ta tiêu dùng. Trong buổi tiệc thân mật với ban giám đốc mà chồng Yeong-hye được mời, có thể thấy những người xuất hiện ở đây đại diện cho tầng lớp thượng lưu gắn liền với quyền lực. Do đó, thức ăn họ dùng cũng phải tương xứng vị thế ấy, cả bàn tiệc hội đủ các loại thịt cao cấp nhất. Trong sự bành trướng quyền lực được phô diễn trên bàn ăn, lựa chọn ăn chay là đi ngược với số đông, là kết tội hành vi của đám đông phi nghĩa. Đối lập bề ngoài sang trọng, những miếng thịt làm lộ tẩy bản chất con người khi những lời nói có vẻ thông thái: “Cách đây không lâu người ta phát hiện ra xác ướp của người cách đây năm trăm nghìn năm đấy. Có cả dấu vết săn bắn ở đấy. Ăn thịt là bản năng của con người rồi” thực chất là những lời khiếm nhã, khinh thường và “Mọi người cười ồ lên” như loài thú đáp theo tiếng gọi bầy đàn. Nguyên hình cuộc trò chuyện giữa những người cấp cao trong buổi tiệc là một cuộc bạo lực tinh thần và dồn Yeong-hye đến mức không còn được nhìn nhận là một con người “Dần dần mọi người nói chuyện như thể không hề có sự tồn tại của cô ấy ở đó”. Như vậy, việc ăn thịt không chỉ vận hành bạo lực lên môi trường tự nhiên mà còn là sự áp đảo, tấn công lên chính đồng loại chúng ta. Con người sẽ không bao giờ nhận ra họ đã trở nên ích kỷ, nhẫn tâm và hung tợn thế nào khi họ còn được thỏa mãn bởi thịt và tôn vinh sự bạo lực ấy như một nền văn minh đầy tự hào. Đã đến lúc con người phải tự chất vấn mình và những gì chúng ta đối xử hàng ngày với bản thân, với người xung quanh và với sự sống. Khi gắn liền thịt, hay vì thịt là sản phẩm của sự tàn sát mà hành vi con người cũng vô hình mang trên nó khả năng sát thương? Tóm lại, hành động khước từ ăn thịt của Yeong-hye đã lột trần bộ mặt giả dối nhân danh phần “người” để che đậy phần “con”. Bằng cách “nhìn thẳng vào khuôn mặt xinh đẹp của bà ta”, sự im lặng của Yeong-hye như một cuộc hành hình của nhân tính và lương tâm khiến những kẻ đeo mặt nạ kia phải khiếp sợ và đối diện với bản chất hành vi của mình.

🌿 Khát khao giải phóng bản thể

Sau khi trở thành người ăn chay, Yeong-hye dần thoát vai của một người vợ hiền. Hay khi trở về bản thể sơ nguyên, con người không còn bị che đậy bởi những lớp mặt nạ. Dù Han Kang không đề cập Yeong-hye có yêu thích công việc nội trợ hay không, nhưng rõ ràng cô đã trở về với tư cách “là một người phụ nữ” hơn là “trở thành người phụ nữ”. Trước đây, Yeong-hye là một sản phẩm của chế độ phụ quyền, một cỗ máy nhất mực đáp ứng nhu cầu của chồng “Mỗi sáng cô dậy từ sáu giờ, chuẩn bị cho tôi bữa cơm có canh và một khúc cá, rồi phụ việc cho một cửa hàng nhỏ mà cô ấy làm thêm từ hồi con gái”. Về sau, Yeong-hye hiện lên như những gì cô vốn là, không chịu chi phối của bất kỳ định nghĩa nào mà là một “biểu hiện sống” đơn thuần. Chồng của Yeong-hye phải thừa nhận “Trước khi vợ bắt đầu ăn chay, tôi chưa từng nghĩ cô ấy là người đặc biệt”. Sự thay đổi ngoạn mục này đưa Yeong-hye trở lại bản chất tự nhiên, song đã khuấy đảo cái thế giới mà cô thuộc về trên mặt xã hội. Lựa chọn ăn chay của Yeong-hye không chỉ chống lại thói quen ăn thịt của cả thế giới mà còn thách thức quyền lực nam giới trong xã hội phụ quyền. Có thể thấy giữa hành vi ăn thịt và sức mạnh của người đàn ông tồn tại mối mật thiết sâu sắc. Vào thời kỳ nguyên thuỷ, nếu người phụ nữ gắn bó với nghề trồng trọt (thực vật) thì người đàn ông lại quen thuộc với việc săn bắt (động vật). Từ bức tranh quá khứ đã phản ánh tính liên kết chặt chẽ giữa sức mạnh của người đàn ông và hành vi ăn thịt, nói cách khác chấp nhận ăn thịt là chấp nhận sự bạo lực của nam giới. Trong tác phẩm, chồng của Yeong-hye không nhớ gì về vợ ngoài tài nướng thịt của cô.
“Nhìn cái cách cô ấy cắt miếng thịt sườn thành thạo, một tay cầm cái kẹp, một tay cầm cái kéo cắt phăng phăng trông rất đáng tin cậy… Thịt ba chỉ ướp gừng và mật ong rán vừa ngọt vừa thơm, một món đặc biệt theo kiểu riêng của cô ấy là thịt bò loại để nấu lẩu cô ấy ướp với hạt tiêu, muối và dầu vừng, lăn qua một lớp bột nếp rồi đem nướng ăn dẻo dẻo như bánh nếp”
Vì vậy, dù ý thức hay không thì việc ăn chay của Yeong-hye đã phá vỡ trật tự xưa nay trong gia đình và hơn hết là đối đầu trực diện quyền lực của nam giới.

Hệ quả cho sự nổi dậy của Yeong-hye là cuộc đàn áp khốc liệt từ những người đàn ông nhằm trả cô về đúng vị trí của người nữ trong xã hội phụ quyền. Từ cha, chồng đến anh rể và em trai, họ hợp lực tấn công Yeong-hye không khác gì những con vật vồ lấy miếng mồi. Trước tình thế đe dọa sự sống, ý thức phản kháng của Yeong-hye đã biểu hiện thành hành động và dần tăng tiến đến mức cực đoan. Thoạt đầu, hành động của Yeong-hye là vứt hết thịt trong tủ lạnh, kế đến cô không còn tận tâm chăm sóc chồng “Năm năm kể từ sau ngày cưới đây là lần đầu tiên tôi đi làm mà không có sự chuẩn bị và tiễn chân của vợ”. Từ vị trí thụ động, Yeong-hye từng bước tiến đến chủ động bằng cách buộc chồng phải ăn chay cùng mình “Đằng nào thì anh cũng chỉ ăn ở nhà buổi sáng thôi. Buổi trưa, buổi tối anh thường xuyên ăn thịt rồi… một bữa sáng không ăn thịt cũng không chết được đâu”. Lời nói của Yeong-hye khiến chồng nghẹn họng vì đã đánh vào bản năng của người đàn ông đó là không thể sống thiếu thịt cũng như không thể từ bỏ vai trò làm chủ. Một trong những động thái đầu tiên nhằm cưỡng chế Yeong-hye là việc chồng mong cô đáp ứng nhu cầu tình dục của anh. Khi Yeong-hye từ chối quan hệ, người chồng lập tức lí giải vì “Không ăn thịt mới không có sức như thế”. Nhưng thực chất, Yeong-hye không thể quan hệ vì cô ngửi thấy mùi thịt bốc ra từ từng lỗ chân lông trên người chồng. Điều này chứng tỏ khác biệt giữa nam và nữ khi cùng nhìn nhận một vấn đề, trong khi người nam chú trọng sức mạnh và khả năng chinh phục thì người nữ quan tâm đến ý nghĩa và nguồn cội của sự vật. Qua đó, sự từ chối quan hệ của Yeong-hye đã vô hiệu chức năng tình dục của người phụ nữ, đồng nghĩa triệt hạ vai trò chinh phục của người đàn ông.

Càng về sau, sự cứng rắn của Yeong-hye khi khước từ mọi mong muốn của chồng đã đẩy mâu thuẫn từ xung đột quyền lợi cá nhân trở thành xung đột mang tính tập thể. Người chồng không đàn áp được vợ nên đã quyết tâm lôi kéo những người khác vào cuộc nhằm ép Yeong-hye khuất phục và trở về hình thái phục tùng ban đầu. Nhưng tất cả chỉ càng làm dâng đầy quyết tâm ăn chay của Yeong-hye và nung nấu phản kháng trong cô đến mức mạnh mẽ nhất. Không thể ngờ rằng ẩn sau buổi họp mặt gia đình lại là cuộc chiến căng thẳng giữa sự đàn áp của nam giới và chống lại đàn áp từ nữ giới. Ban đầu, sự tấn công đơn thuần là những lời nói và phản ứng của Yeong-hye là giữ im lặng “đặt đôi đũa đang cầm xuống bàn”. Khi người bố bắt đầu tức giận và quát mắng, Yeong-hye vẫn thản nhiên trả lời “Con không ăn thịt” – biểu hiện của sự chống đối. Vì thế, người bố quyết không buông tha mà gắp ngay một miếng thịt chìa ra trước mặt nhằm ép Yeong-hye vào con đường cùng. Nếu trước đó, câu trả lời của Yeong-hye là “Con không ăn thịt” thì giờ đây cô đã gọi đích danh kẻ đang đàn áp “Bố, con không ăn thịt”. Lời nói ấy đã động chạm trực tiếp đến lòng tự tôn khiến người bố không còn giữ được vẻ kính trọng của bậc tiền bối mà sẵn sàng “động tay động chân”, dùng sức mạnh để hạ bệ con gái mình. Trong mối tương quan về bản chất, cái tát của ông có lẽ cũng là một hình thức “ăn thịt” vì đã để lại máu trên má Yeong-hye. Một khi động đến quyền lực, cũng như đã ăn thịt thì không thể cưỡng lại, người bố không còn ý thức đây là buổi tiệc gia đình mà chỉ chăm chăm làm thế nào ép Yeong-hye tuân lệnh. Ông đã tự tôn mình lên thành một vị vua, do vậy ta chứng kiến Yeong-hye bị bắt lại không khác gì những phạm nhân nghịch ý thánh thượng. Cảnh tượng đàn áp diễn ra như một cuộc hành hình thời phong kiến: Yeong-hye bị giữ chặt hai tay, người bố ấn miếng thịt vào mồm và mỗi lúc cô mím môi lại thì ông càng nhấn mạnh hơn. Nếu hành vi nhét thịt của người bố đội lốt bạo lực nhưng bản chất là sự bất lực thì ngược lại, thái độ im lặng của Yeong-hye dù yếu ớt bề ngoài lại tỏa ra sức phản kháng quyết liệt. Nói như Phan Nguyễn Phước Tiên (2019) “Trong ‘cái mồm mím chặt’ của cô hiện lên cả một cuộc biểu tình” (tr.48). Hàm răng nghiến chặt của Yeong-hye đã khép lại bầu trời huy hoàng của sự sùng bái quyền lực nam giới, khiến họ rơi vào thất bại thảm hại. Cho nên, người bố tiếp tục tát Yeong-hye nhưng không còn là cái tát phô diễn quyền lực mà ngụy trang cho sự trốn tránh, nỗi lo sợ chiều gió không còn ngả về những người đàn ông.

Tự do là bầu khí quyển của sự sống, là quyền lợi chính đáng của bất kỳ giống loài nào trên thế gian. Khi tự do bị chèn ép đến cực điểm, con người bằng mọi giá sẽ vùng lên bảo vệ bản thân và giành lấy sự sống. Nếu Yeong-hye lựa chọn ăn chay nhằm xa lánh tiềm năng bạo lực thì hành động cắt cổ tay ví như sự nổi dậy của kẻ hấp hối. Vì sao nói Yeong-hye ở trạng thái của một người sắp chết? Bởi Yeong-hye đã bị tước đoạt mọi khả năng của một con người, cô không còn quyền quyết định lẫn làm chủ thể xác của mình. Yeong-hye không còn được xem như một thành viên của gia đình mà trở thành kẻ thù khiến tất cả cùng chĩa mũi dao về cô. Nhưng nếu chấp nhận khuất phục, cô sẽ huỷ diệt bản tính tự nhiên bên trong và vĩnh viễn làm tù nhân của bạo lực. Dù ở trường hợp nào, Yeong-hye đều bị tấn công, đều bị chối bỏ và không thể là một sự sống toàn vẹn nếu thiếu đi một trong ba thứ: thân xác, máu (huyết thống) và tự do. Khoảnh khắc người bố kết án tử hình bằng cách nhét miếng thịt vào miệng, cô đã hét lên rồi nhổ ngay miếng thịt ra. Tiếng hét ấy là thanh âm khao khát sống âm ỉ để rồi bật thành sức phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt nhất “Cô ấy gào lên như con thú”. Trước nay, Yeong-hye chưa từng tấn công ai, nhưng giờ đây cô lại cầm dao tự tấn công mình. Một mặt, hành động ấy là dải phân cách ngăn chặn những kẻ bạo lực đến gần, mặt khác, Yeong-hye tấn công bản thân cũng chính là tấn công những con người cùng chung máu mủ. Đáng nói, hành động của Yeong-hye vốn không hề rời bỏ cuộc sống mà thực chất ngấm ngầm khước từ “cái chết” về mọi mặt. Đó là cái chết khi không được là chính mình, cái chết do bạo lực đàn áp và cái chết của nhân tính. Yeong-hye “huỷ diệt” bản thân cũng bởi ba nguyên nhân ấy: thứ nhất, nhân dạng này là rào cản lớn nhất khiến cô không thể hoàn toàn trở thành một phần của tự nhiên; thứ hai, hành vi này là sự đoạn tuyệt quan hệ với một dòng dõi bạo lực; cuối cùng, cô thà để máu mình rơi xuống chứ không chấp nhận uống máu của một sinh vật khác.

Từ sự im lặng cho đến hành vi tự sát như một bài diễn ngôn về sức mạnh tiềm ẩn của người phụ nữ – thứ khả năng mà không người đàn ông nào có thể chế ngự – khi bị đặt trong tình thế tuyệt lộ. Điều này được chứng minh khi trường hành động của Yeong-hye đã đẩy những người xung quanh liên tục rơi vào hoảng loạn mà hơn hết là người bố phải tận mắt chứng kiến con gái mình tự sát. Đó không còn là lời thách thức mà trở thành lời cảnh cáo đối với quyền lực của người đàn ông rằng người phụ nữ không bao giờ bị trói buộc bởi bất cứ điều gì, kể cả cái chết. Sự phản kháng của Yeong-hye có thể xem là cú đánh chí mạng đã phá vỡ trật tự truyền thống của chế độ phụ quyền, nói cách khác là giải cấu trúc hệ thống nhị phân giới. Theo đó, “nam giới không còn là chủ nhân – nữ giới không còn là nô lệ” (Phan Nguyễn Phước Tiên, 2019, tr.48). Từ đây, nam giới không còn là trung tâm và mất quyền đàn áp phái nữ, ngược lại, người phụ nữ không có nghĩa vụ phải phục tùng sở cầu của người đàn ông. Một khi khước từ ăn thịt, phản đối bạo lực lên giống loài khác cũng đồng nghĩa chúng ta đang thiết lập cán cân công bằng cho xã hội loài người, trong đó bao gồm cả cuộc đấu tranh giành lấy quyền bình đẳng cho nữ giới. Hành động của Yeong-hye đã giải phóng cô khỏi nhà tù của chế độ nam quyền, tạo nên thế cờ mới nơi người đàn ông trở thành kẻ im lặng, bất lực và người phụ nữ được tự do cất tiếng, thậm chí nổi loạn để bảo vệ bản thân, bảo vệ tính nữ và đặc điểm tự nhiên trong họ.

🌿 Từ kết nối tự nhiên đến gắn kết nữ giới

Bên cạnh Yeong-hye thì chị gái của cô cũng là một phần của cuộc biểu tình chống lại nam quyền. Trong mắt chồng Yeong-hye, chị gái của cô có phần nổi trội hơn, nhưng suy cho cùng họ vẫn là những cỗ máy phục vụ cho người đàn ông. Nếu Yeong-hye đảm nhiệm chức năng lo toan sinh hoạt trong gia đình thì In-hye vừa phải chăm sóc con cái, vừa gánh vác trách nhiệm trụ cột kinh tế. Trong gia đình lớn ba thế hệ, In-hye vừa là đứa con gái ngoan ngoãn, vừa là người vợ hiền thảo, vừa hoàn thành vai trò của người chị cả “Cô luôn biết chịu trách nhiệm với tất cả những việc xảy ra trong cuộc sống của mình, nhiệt tình, như một đức tính bẩm sinh của cô”. Nhưng cái lí tưởng toát ra nơi cô chỉ tồn tại như một lớp phòng vệ để đảm bảo In-hye không bị đào thải khỏi gia đình và xã hội. Bởi trong buổi tiệc gia đình “Cô đã run bắn người như chính mình bị đánh vậy”. Rốt cuộc, cô chỉ là một bản sao của mẹ, của hàng vạn người phụ nữ chịu thương chịu khó trong hàng rào bành trướng của chế độ phụ quyền. Cho nên ta thấy khi bố mẹ tỏ ra không hài lòng với việc ăn chay của Yeong-hye, In-hye cũng lập tức phản đối dù không biết rõ nguyên nhân. Kể cả khi biết chồng quan hệ với em gái, In-hye không có chút động thái nào ngoài im lặng che giấu những tổn thương. Có thể nói, dù nổi loạn như Yeong-hye hay cam chịu như In-hye thì số phận của những người phụ nữ sẽ mãi bị giày vò dưới bàn tay của người đàn ông. In-hye như bị đóng đinh lên cây thập giá của tội lỗi, bởi cô không ngừng tự trách bản thân đã để mọi việc trở nên tồi tệ.
“Lẽ ra phải ngăn bố lại. Lẽ ra phải ngăn con dao ở tay Yeong-hye lại. Lẽ ra phải ngăn chồng cô cõng Yeong-hye chạy đến bệnh viện. Phải ngăn em rể lạnh lùng bỏ Yeong-hye khi nó từ viện trở về. Và lẽ ra phải ngăn cái chuyện chồng cô đã gây ra với Yeong-hye đó, chuyện mà cô không muốn nhớ lại ấy, giờ đã trở thành những tin đồn rẻ tiền”
Có lẽ ở nơi sâu nhất, In-hye nhận ra trong cô là một bãi chiến trường vụn vỡ khi không cách nào khước từ những kỳ vọng của người xung quanh. Có lẽ ở nơi tối nhất, In-hye cảm thấy bất lực và mệt mỏi vì ngần ấy năm, cô chứng kiến những người thân thương nhất không ngừng tổn thương mình. Vậy có bao giờ In-hye muốn nổi loạn không? Ý thức phản kháng đã nhen nhóm khi cô quyết định không tha thứ cho việc làm của chồng dù nhiều lần anh gọi đến xin gặp con. Trong hôn nhân, đứa con có thể là sợi dây kết nối, nhưng cũng có thể là sự trói buộc người phụ nữ không thể xa lìa người đàn ông. In-hye đã không ngừng suy nghĩ về những lựa chọn của quá khứ và dần nhận ra bản chất cuộc hôn nhân không tình yêu của mình. Cô quyết định đoạn tuyệt với chồng “Tôi không biết anh”, tiếng nói của In-hye là tiếng nói duy nhất trong tác phẩm thẳng thắn cắt đứt sự ràng buộc giữa người đàn ông với người phụ nữ.

Nhưng cũng như Yeong-hye, In-hye chỉ thực sự thức tỉnh khi được kết nối với tự nhiên. Khi chứng kiến đám cỏ mọc um tùm giữa những tảng gỗ, hay vì chúng là những mầm sống đang tự do ngọ nguậy mà In-hye bỗng thu vào mình cảm giác chạnh lòng “Đột nhiên, cô thấy ngạc nhiên với suy nghĩ mình chưa từng sống trên cuộc đời này. Đó là sự thật. Cô chưa từng sống”. Nếu Yeong-hye cắt cổ tay để đón lấy đời sống tự do đúng nghĩa thì biểu hiện xuất huyết của In-hye là một cuộc tiểu phẫu để lôi ra ánh sáng sự sống ngủ im bấy lâu. Và nếu Yeong-hye trải qua quá trình thực vật hoá về mặt sinh học thì In-hye đã trải qua những cơn lột xác tâm thức, để rồi cả tâm hồn cô ngập tràn trong những ảo ảnh thiên nhiên. Để rồi nhận ra In-hye thật lạc lõng, hay đúng hơn cô đang mất kết nối với sự sống và chính mình.
“Những con sóng đó muốn nói điều gì. Những hàng cây nhất loạt bật lên như bông pháo hoa xanh mà cô nhìn thấy ở cuối con đường chật hẹp quanh núi trong lúc tảng sáng đó muốn nói điều gì…Nhìn quanh, cô cũng không tìm được cái cây nào đón nhận mạng sống của mình. Không có cây nào đón nhận cô. Chúng chỉ đứng nghiêm trang, ngoan cường chống đỡ cơ thể mình như những con thú khổng lồ đang sống”
Nhận thức mới đã thúc đẩy In-hye thay đổi cách đối xử với em gái, từ chán ghét đến thấu cảm, từ xa cách đến xích gần và trở thành những cá thể gắn kết bằng tự nhiên và tính nữ. Là tình thương dành cho em hay mong muốn thoát khỏi vỏ bọc dồn nén mà In-hye bỗng trở nên mạnh mẽ và ra sức ngăn cản bác sĩ tiêm thuốc vào em gái “Bỏ cái này ra, tôi bảo bỏ cái ống này ra”. Từng chút một, In-hye nhìn thấy những áp bức mà em gái phải chịu đựng từ thơ ấu đến trưởng thành, và đâu đó, cô cũng nhìn thấy mình hiện lên với gương mặt không cảm xúc. Sở dĩ In-hye không bao giờ khóc không phải vì cô không đau đớn, mà chính một thời gian dài sống trong bạo lực đã nén lại trong cô vết chai sần thô ráp. Để có lúc, In-hye đã ngoảnh mặt làm ngơ trước lời khẩn cầu của em gái, đã bị bứt khỏi cuộc sống từ lúc nào không hay. Sự phản kháng của In-hye không chỉ để bảo vệ em gái mà còn cứu lấy những tế bào sống ngày một úa tàn trong cô. Và bởi chỉ khi không còn trốn tránh, khi dám đối diện với nỗi sợ và thương đau, con người mới có thể tìm ra lối thoát. Lối thoát của In-hye lẫn Yeong-hye ở đây chính là rời khỏi bệnh viện, là thoát khỏi gia đình như suy nghĩ ngày bé, là đắm mình trong ánh nắng bừng lên – sự thanh tẩy – để tìm về cội nguồn ban sơ.

Mỗi nhân vật trong “Người ăn chay” đều đắp trên mình tấm chăn che đậy những vết thương vô hình. Cả In-hye và Yeong-hye đều là sản phẩm của phục tùng, là nạn nhân của chế độ phụ quyền. Bề ngoài họ là những người phụ nữ bình thường, lặng lẽ, không có dấu ấn hay cảm xúc riêng, nhưng không có nghĩa họ không có tiếng nói. Những người phụ nữ với thiên tính như làn nước mềm mại nên họ giỏi chịu đựng, giỏi uốn mình theo kỳ vọng của người khác. Song tựa con nước rồi sẽ đổ về biển, tự trong bản chất người phụ nữ luôn khao khát tìm về nguồn cội của mình, đó là tự nhiên. Trong tác phẩm, những nhân vật để trở về với gốc rễ đã không ngừng vẫy vùng, không ngừng đối diện với bạo lực và tổn thương, thậm chí huỷ hoại cơ thể. Sau tất cả, bằng ý chí cùng tình thương, In-hye và Yeong-hye đã lần lượt rũ bỏ tấm áo của “người vợ”, “người mẹ” để giải phóng mình khỏi lồng giam của chế độ phụ quyền và hơn cả là nhà tù lớn của loài người mang tên “văn minh”.

Nguyễn Nguyên Thu Hà

Tài liệu tham khảo
1. Phan Nguyễn Phước Tiên. (2019). Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 3 (14). Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế.
2. Đặng Thị Thái Hà. (2018). Tái kết nối những cội rễ phi nhân như một hình thức thức nhận bạo lực. Tạp chí Sông Hương, Số 350 (T.04-18).
3. Margaret Atwood. (1972). Surfacing (p.121). Canada: McClelland & Stewart.

#gioithieusach_blogchuyenvan
#diemsangvanchuong_blogchuyenvan

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER

🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈‍⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …

Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100057550963946


Sức phản kháng của nữ giới trong Người ăn chay (Han Kang)

Từ rất sớm, Han Kang đã nhận ra tiềm năng bạo lực trong mỗi người và không ngừng hoài nghi liệu , shares-57✔️ , likes-170️️ , date-2024-01-08 23:00:33📰🆕
#Sức #phản #kháng #của #nữ #giới #trong #Người #ăn #chay #Han #KangTừ #rất #sớm #Han #Kang #đã #nhận #tiềm #năng #bạo #lực #trong #mỗi #người #và #không #ngừng #hoài #nghi #liệu



[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart