🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️🤼🏃🏻🚴🏼🏋🏻🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
người ta làm gì với mình là nghiệp của người ta,
còn mình phản ứng lại thế nào, thì đó là nghiệp của mình,
nghiệp ai nấy lo, anh em hiểu nhanh là vậy,
câu tiêu đề thì anh em đọc hoài, nhưng ứng dụng thì cơ bản cũng dễ lúng túng, vì vô thức nó cực nhanh, nhận tín hiệu gì là nó ra đòn tương ứng ngay lập tức, dù anh em chưa kịp nghĩ gì.
anh em tập thiền minh sát, cốt yếu là quan sát cái tiến trình tâm thế nào, coi cái gì đang diễn ra, để coi phản ứng thế nào cho phù hợp, chứ không hấp tấp, chưa biết tâm mình ra sao, mà đã vội ra đòn.
tôi sẽ biên sâu phần này theo tình huống thực tế để anh em dễ nắm bắt hơn,
1. tình huống 1 (trong công việc)
anh em làm hết mình, hoàn thành trách nhiệm được giao xuất sắc, nói chung làm đàng hoàng tử tế, thì đó là nhân tốt, nghiệp lành của anh em,
nhưng khi sếp hay công ty đánh giá kết quả thì lại không công nhận hay xem trọng anh em, rồi có phản ứng không phù hợp với anh em, thì chuyện đó là phần nghiệp của sếp hay công ty,
và đây là khúc anh em cần quan sát tâm mình đây, ngay khúc nghe công ty hay sếp nói những lời phũ phàng dù anh em đã cống hiến hết lòng, mà tâm anh em sân hận, ức chế, uất ức, rồi phản ứng gay gắt lại với công ty, thì khúc đấy lại là nghiệp mới của anh em.
2. ok, qua tình huống 2 (cũng trong công việc)
anh em lúc nào cũng cố gắng hết lòng, hiệu suất luôn dẫn đầu team, đó là nghiệp tốt của anh em,
tuy nhiên, đợt thăng chức trưởng phòng vừa rồi, thì công ty lại xếp người khác với hiệu suất thua anh em, nhưng họ có những thế mạnh khác. Chuyện chọn ai là chuyện của công ty hay nghiệp của công ty, chưa nói đến tốt hay xấu.
rồi đây là khúc quan sát, anh em nghe tin đó, anh em đố kỵ, ức chế, sân hận lên thì anh em lại tạo ra một vòng nghiệp mới từ sự kiện thăng chức người khác.
giờ qua tình huống hôn nhân gia đình,
3. tình huống 3:
mình hết lòng với chồng mình là nghiệp của mình
còn chồng mình không chung thuỷ, đối xử tệ bạc với mình và con mình thì đó là nghiệp của ông chồng,
nhưng từ việc đó, mình sinh tâm thù ghét, muốn trả đủa, muốn ổng phải trả giá (dễ hiểu, càng yêu thì càng hận thôi), thì cách mình phản ứng lại sẽ là nghiệp sau này của mình,
4. tình huống 4 cũng trong gia đình, giữa con cái và bố mẹ
mình luôn cố gắng để bố mẹ vui lòng, hiếu thảo với bố mẹ, thì đó là nghiệp tốt của mình,
nhưng không phải bố mẹ nào cũng thấu hiểu, thông cảm, công nhận, hay chia sẻ hết với anh em, đôi lúc còn trách ngược lại là anh em chưa đủ tốt, chưa đủ nghe lời, việc bố mẹ đối xử với mình thế nào, dù tệ đến đâu, thì đó là nghiệp của bố mẹ,
còn mình khi đối diện với các việc đó từ bố mẹ, tâm mình thế nào, mình phản ứng ra sao, lại là một nghiệp mới nảy sinh.
4 tình huống trên, tôi nghĩ hầu hết ai cũng bị ít nhất 1 cái, nên ghi ra như thế, anh em dễ đối chiếu hơn,
5. còn tình huống 5, về xã hội
anh em tuân thủ đầy đủ các quy định, luật chơi của xã hội, luôn đàng hoàng tử tế, thì đó là nghiệp của anh em, đang gieo nhân đàng hoàng,
nhưng chuyện anh em đàng hoàng thì không có nghĩa là xã hội phải đàng hoàng lại với anh em đâu, có thể nó đá đít, nắm đầu anh em kéo lê đi, nó là chuyện rất hay xảy ra, mạnh ăn yếu, to đớp nhỏ, xã hội đối xử với mình thế nào thì đó là nghiệp chung của xã hội,
còn mình vì ngán ngẫm xã hội, sao tệ quá, sao lủng bại quá, rồi sinh tâm uất ức, đối nghịch, chán nản, thì nó lại là phần nghiệp của mình đang làm nó mạnh hơn,
6. tình huống 6, cũng xã hội,
anh em không được chọn gia đình, hay chọn xã hội hay quốc gia để sinh ra, điều anh em có thể làm là giữ tâm trong sáng và sống đàng hoàng nhất có thể.
ra xã hội kiếm tiền làm ăn, dính đến tiền thì làm con người dễ tham lam sân hận hơn, đụng nhau cái là phản ứng gay gắt ngay. Nói chung va chạm với xã hội dù việc nhỏ đến việc lớn, xã hội đều sẽ vã vào mặt anh em hết,
tuy nhiên, phải cẩn trọng khi bị vã, dễ sinh tâm oán hận, thù ghét, trả thù đời, rồi mình lại làm hàng loạt phản ứng với một chuỗi nghiệp mới nặng nề sinh ra.
đọc đến đây chắc anh em hiểu được cơ chế nghiệp và luân hồi rồi đó,
nghiệp còn nặng sâu dày thì luân hồi là tất nhiên, anh em cứ nghĩ, mình cứ hiện hữu lại với hàng trăm chuyện tương tự, đâm qua đâm lại, không có điểm dừng.
cho nên,
mình sống thật là chuyện của mình,
chuyện người ta khó chịu với việc mình sống thật, là nghiệp của người ta,
nhưng khi thấy người ta tỏ thái độ khó chịu với mình rồi tâm mình bắt đầu khó chịu lại, thì vòng nghiệp và duyên sinh không kết thúc.
đó là tại sao, quan sát tâm, quan sát thái độ phản ứng ra sao, là cái cần được dạy rất sớm từ cấp 2, cấp 3…
vì một đứa trẻ được dạy cách quan sát lại cảm xúc và thái độ đang có của mình, sẽ giúp cách phản ứng có chừng mực và suy nghĩ hơn.
muốn thoát khỏi việc nghiệp chồng nghiệp hay bước ra khỏi vòng luân hồi, chỉ nằm đúng ở chỗ đó, là thái-độ-phản-ứng thế nào thôi,
nên hiểu nghiệp của mình,
cắt bớt từ từ, chuẩn là bớt hành ngáo, hành không suy nghĩ, để tiếp thêm năng lượng không đáng cho các dòng nghiệp lực,
thật ra, anh em dùng pháp môn gì đi nữa, nó chỉ trở lại một việc duy nhất, đó là hiểu rõ tâm ý đang thế nào trong từng khoảnh khắc sống mà thôi.
ok, chúc anh em chăm sóc nghiệp và thân tâm mình tốt nhé.
Cheers
Nguồn: Bác 7B
——-
Hình của Marco
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER
🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …
Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100052102713709
người ta làm gì với mình là nghiệp của người ta,
còn mình phản ứng lại thế nào, thì đó là nghiệp của mình,
nghiệp ai nấy lo, anh em hiểu nhanh là vậy,
câ , shares-7✔️ , likes-16️️ , date-2024-06-03 06:14:06📰🆕
#người #làm #gì #với #mình #là #nghiệp #của #người #tacòn #mình #phản #ứng #lại #thế #nào #thì #đó #là #nghiệp #của #mìnhnghiệp #nấy #anh #hiểu #nhanh #là #vậycâ