[🍜🥤🇻🇳] thông tin, hình ảnh, giá vé?

Được biết đến là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Hà Nội nên Văn Miếu Quốc Tử Giám luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch cả trong lẫn ngoài nước. Hôm nay, hãy cùng mình review du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng như các thông tin về địa chỉ, giờ mở cửa, hình ảnh, giá vé…từ A-Z luôn nhé!

Review du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám 2024 mới nhất

Review Văn Miếu Quốc Tử Giám về giá vé, giờ mở cửa, thông tin chi tiết
Review du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám cực chi tiết

Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu, giờ mở cửa, giá vé, năm thành lập?

  • Địa chỉ: 58 P. Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
  • Năm thành lập: 1070
  • Giờ mở cửa: 8h – 17h
  • Điện thoại: 024 3845 2917
  • Website:

Giá vé: 70K/người lớn, 35k/lượt với học sinh, sinh viên, trẻ em, 35k VND/lượt với người khuyết tật, người cao tuổi

Thuyết minh tóm tắt về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám, một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam, được xây dựng vào năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đây ban đầu là nơi thờ cúng Khổng Tử, các bậc hiền triết và một số vị vua của triều Lý.

Quốc Tử Giám được thành lập vào năm 1076 và trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam, dành cho việc đào tạo các sĩ tử. Nơi đây chứng kiến sự phát triển của giáo dục và văn hóa Việt Nam qua nhiều thế kỷ.

Không chỉ đảm nhiệm việc giáo dục và đào tạo nhân tài, mà Văn Miếu Quốc Tử Giám còn có trách nhiệm quan trọng khác là in ấn và phát hành tài liệu, kinh điển Nho giáo. Những tài liệu này sau đó được phân phối đến giáo viên và học sinh tại các học phủ, trường học, và lớp học khắp cả nước, hỗ trợ quá trình giáo dục và nghiên cứu.

Kể từ năm 2003, thành phố Hà Nội đã chọn Văn Miếu – Quốc Tử Giám là địa điểm để tổ chức “Lễ tuyên dương các thủ khoa xuất sắc”. Sự kiện này được tổ chức hàng năm nhằm vinh danh các sinh viên đạt thành tích cao từ các trường đại học và học viện tại Hà Nội, coi đó là niềm tự hào và vinh dự lớn cho những sinh viên xuất sắc này.

Review Văn Miếu Quốc Tử Giám 2024: thông tin, hình ảnh, giá vé
Thông tin về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Hướng dẫn cách di chuyển tới Văn Miếu Quốc Tử Giám

Có nhiều cách để di chuyển tới Văn Miếu Quốc Tử Giám mà các bạn có thể lựa chọn như:

  • Xe máy, ô tô tự lái: cái này nếu bạn chưa biết đường thì có thể dùng google map để chỉ đường tới Văn Miếu.

  • Taxi, grab: đây là cách khá tiện dụng và dễ dàng, bạn chỉ cần đặt qua app hoặc gọi cho tổng đài các hãng taxi là được đưa đón tận nơi, chỉ có điều sẽ hơi tốn kém hơn so với bạn tự đi.

  • Xe bus thường: đây là cách tiết kiệm chi phí nhất để tới Văn Miếu Quốc Tử Giám, tuy nhiên, hơi tốn thời gian và bạn cần biết điểm dừng đỗ để bắt xe buýt đi Văn Miếu. Xe bus đi qua Văn Miếu là các xe buýt 02, 38, 41, E08, E09. Ngoài ra, còn có điểm đón xe gần Văn Miếu (cách khoảng 600m) thì có thêm xe 18, 32, 34, 45, 146, 159 và E02 (tại điểm dừng 85 Nguyễn Thái Học – Trường TH Lý Thường Kiệt).

  • Xe bus 2 tầng: ngoài xe bus thường ra thì khi đi xe bus 2 tầng ở Hà Nội, bạn cũng sẽ tới được Văn Miếu nhưng giá vé của loại xe bus này khá cao. Đổi lại xe bus này sẽ đưa bạn đi ngắm Hà Nội từ trên cao qua hầu hết các địa điểm du lịch hàng đầu.

Hướng dẫn cách di chuyển đến Văn Miếu tham quan. Xe bus đi Văn Miếu Quốc Tử Giám
Xe bus đi Văn Miếu Quốc Tử Giám

Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì đẹp?

Kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp truyền thống và tinh hoa văn hóa Việt Nam. Nơi này không chỉ là biểu tượng của sự trí tuệ mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.

Khi đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn sẽ được thấy nhiều địa điểm và hoạt động thú vị như:

  1. Khuê Văn Các: Biểu tượng nổi bật của Hà Nội với kiến trúc độc đáo, là nơi lý tưởng để chụp ảnh lưu niệm.
  2. Bia Tiến Sĩ: Dãy bia đá khắc tên các học giả, nằm trên lưng rùa, biểu tượng của trí tuệ và bền vững. Chỉ có những người học giỏi tài cao mới được khắc tên lên bia đá ở đây.
  3. Đại Thành Môn: Cổng chính dẫn vào Văn Miếu, với kiến trúc cổ kính để bạn tham quan, check in.
  4. Thiên Quang Tỉnh: Hồ nước yên bình, mang đến không gian thư giãn cho người tới tham quan, ngắm cảnh.
  5. Phòng học cổ xưa: Khám phá không gian giáo dục truyền thống của Việt Nam để biết các tiến sỹ xuất chúng ngày xưa đã học tập như thế nào.
  6. Khu vực thờ cúng: Nơi thờ Khổng Tử và các học giả, mang đậm giá trị văn hóa. Các sĩ tử khi chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học hay thi dịp gì quan trọng thường tới đây để thắp hương cầu may mắn cho kỳ thi sắp tới.
Review du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì
Những điểm tham quan đẹp tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Mỗi địa điểm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đều mang một nét đẹp riêng biệt, kết hợp giữa kiến trúc, lịch sử và văn hóa, tạo nên một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho du khách.

Khi đi tham quan Văn Miếu, bạn có thể xin chữ của các thầy Đồ, sau khi xin chữ, bạn hãy mang chữ vừa xin được vào trong chính điện Văn Miếu để cầu nguyện may mắn và thành đạt. Tùy vào chất liệu và kích cỡ, mỗi bức thư pháp được thuê viết có giá từ 100.000 đến 150.000 đồng.

Review Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì? Xin chữ thầy đồ ở Văn Miếu
Xin chữ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám

Kinh nghiệm, lưu ý khi đi du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khi đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, có một vài kinh nghiệm mình muốn chia sẻ đó là:

  1. Thời gian thăm quan: Hãy kiểm tra giờ mở cửa trước khi đi để tránh đến ngoài giờ mở cửa.
  2. Trang phục: Mặc trang phục lịch sự, không nên mặc đồ hở hang, váy ngắn…
  3. Chụp ảnh: Chụp ảnh không dùng đèn flash trong khu vực thờ cúng và hạn chế làm ồn.
  4. Thời tiết: Thời gian đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám không nhiều, bạn có thể xem dự báo thời tiết trước khi đi, nếu trời nắng ráo thì hãy đi.
  5. Tuyệt đối không hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu.
  6. Chỉ nên thắp 1 nén hương khi làm lễ ở đúng nơi quy định.
  7. Không được vẽ hay xả rác bừa bãi khi đi tham quan, giữ gìn vệ sinh chung
  8. Hỏi kỹ giá dịch vụ cung cấp trong Văn Miếu kẻo bị hiểu lầm gây ra tranh chấp giữa đôi bên sau khi hoàn thành.
Kinh nghiệm, lưu ý khi du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám
Kinh nghiệm & lưu ý khi đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Các quán ăn ngon gần Văn Miếu Quốc Tử Giám

Sau khi đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám mà bạn thấy đói thì có thể lựa chọn một trong những quán ăn ngon hấp dẫn sau:

Bánh Xèo Tôn Đức Thắng: 29 P. Tôn Đức Thắng, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội, giờ mở cửa 16h – 22h, điện thoại 02437323409

Nhà hàng Tầm Vị: 4b P. Yên Thế, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, giờ mở cửa 11h – 14h30 và 17h – 21h30, điện thoại 0966323131

Ốc Hạnh: 38 P. Ngô Sỹ Liên, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, mở cửa 11h – 22h, điện thoại 0978790864

Bún Chửi Hà Nội: 41 P. Ngô Sỹ Liên, Văn Miếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, mở cửa 8h – 20h

Gia Restaurant: 61 P. Văn Miếu, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, mở cửa 11h30 – 13h30 và 18h – 21h, đóng cửa vào thứ 2, điện thoại 0896682996

Bún đậu Nhà Hầm: Ngõ Ng. Hàng Cháo, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, mở cửa 8h – 23h, điện thoại 0988383446

Let’s Sushi Nguyễn Khuyến: 139 P. Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, mở cửa 10h – 14h và 17h – 21h30, điện thoại 0963682404

Cafe Văn Miếu – Bún bề bề: 150 P. Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, mở cửa 7h – 20h, điện thoại 0916861612

Mỳ Chinh: 20 Ng. Hàng Bột, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, mở cửa 7h – 0h

Review ăn uống khi du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám
Review ăn uống khi du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám

Xem thêm một số thông tin liên quan:

Qua bài review du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám này, mong rằng bạn đã biết đi du lịch Văn Miếu như thế nào cũng như những thông tin hữu ích liên quan. Nếu như bạn còn thắc mắc gì, cứ để lại comment phía dưới để được giải đáp trong vòng 24h nhé! Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ.

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart