Quả sung vốn có nhiều lợi ích sức khỏe. Thế nhưng, tác hại của quả sung muối vẫn là điều bạn cần biết. Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu nhé!
Contents
- 1 Tác hại của quả sung là gì?
- 2 Quả sung là gì?
- 3 Tác hại của quả sung muối là gì?
- 3.1 1. Tác hại của quả sung muối gây nặng bụng, đầy hơi
- 3.2 2. Ăn sung muối gây tiêu chảy
- 3.3 3. Tăng độ nhạy cảm của làn da với ánh nắng
- 3.4 4. Tác hại của quả sung muối gây hại cho gan và ruột
- 3.5 5. Cản trở hấp thụ canxi
- 3.6 6. Tác hại của quả sung muối gây chảy máu
- 3.7 7. Giảm lượng đường trong máu
- 3.8 8. Tác hại của quả sung gây dị ứng
- 3.9 9. Quả sung không tốt cho người bị thận
- 3.10 10. Tác hại của quả sung muối gây tương tác với thuốc
- 4 Ăn quả sung có tốt không?
- 5 Tác dụng của quả sung muối là gì?
- 5.1 1. Chống ung thư và chống oxy hóa
- 5.2 2. Thuốc trị tiểu đường
- 5.3 3. Thuốc nhuận tràng
- 5.4 4. Tác dụng của quả sung giúp điều hòa huyết áp
- 5.5 5. Tác dụng của quả sung muối hỗ trợ xương khỏe mạnh
- 5.6 6. Hỗ trợ giảm cân
- 5.7 7. Tốt cho người bị thiếu máu
- 5.8 8. Tác dụng của quả sung cải thiện thị lực
- 5.9 9. Giảm cholesterol
- 5.10 10. Tác dụng của quả sung tốt cho da và tóc
- 6 Cách làm sung muối chua ngọt chuẩn vị
Tác hại của quả sung là gì?
Theo các nghiên cứu, tác hại ngắn hạn của quả sung là gây đầy hơi, đau dạ dày, chảy máu võng mạc, hạ đường huyết và phản ứng dị ứng. Tác hại của quả sung muối về lâu dài gây tổn thương gan, ruột và cản trở quá trình hấp thụ canxi.
Ngoài ra, ăn sung muối còn tương tác với thuốc làm loãng máu, insulin và thuốc chống tiểu đường. Bạn nên đi khám ngay nếu gặp phải các triệu chứng như bị chảy máu võng mạc, khó thở, phát ban trên da, buồn nôn hoặc đau bụng sau khi ăn sung muối nhé!
Quả sung là gì?
Sung là một loài thực vật thân gỗ, tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả sung có hình dáng tựa quả lê (với loại trồng ở nước ngoài) hoặc tròn và mọc thành chùm ở Việt Nam. Quả sung ăn được ở dạng tươi và khô. Khi quả chín có màu cam ánh đỏ, vị ngọt nên đôi khi dùng để thay thế mật ong trong một số công thức nấu ăn.
Quả và lá sung chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ở Việt Nam, mọi người thường dùng sung tròn, chát, khi còn xanh để muối. Tác dụng của quả sung muối thường là thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa ung thư. Vì quả sung có nhiều lợi ích sức khỏe nên dễ bị lạm dụng. Cùng xem tác dụng phụ của loại quả này là gì nhé!
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG
Tác hại của quả sung muối là gì?
1. Tác hại của quả sung muối gây nặng bụng, đầy hơi
Ăn nhiều sung muối có thể gây nặng bụng và đau dạ dày. Ngoài đau dạ dày, quả sung còn gây đầy hơi và khó chịu về tiêu hóa vì chúng chứa nhiều chất xơ. Bạn không nên ăn sung muối quá nhiều để tránh nguy cơ trên.
2. Ăn sung muối gây tiêu chảy
Quả sung có tính chất nhuận tràng, do đó ăn quá nhiều loại quả này sẽ dẫn đến tiêu chảy.
3. Tăng độ nhạy cảm của làn da với ánh nắng
Tác hại của quả sung muối có thể làm tăng độ nhạy cảm của làn da dưới ánh nắng mặt trời. Tia UV dễ dàng gây hại cho da, gây ra lão hóa và thậm chí là ung thư da. Chúng cũng có thể dẫn đến tình trạng phát ban trên da. Vậy nên bạn cần tránh để quả và lá sung chạm vào da.
4. Tác hại của quả sung muối gây hại cho gan và ruột
Quả sung có thể gây hại cho gan và làm tắc ruột do hạt của chúng. Hạt sung khá cứng nên cũng khó tiêu hóa. Đấy là một trong những tác hại của quả sung mà bạn cần lưu ý.
5. Cản trở hấp thụ canxi
Bạn nên tránh dùng quả sung cùng thực phẩm có chứa nhiều axit oxalic hoặc phytic như đậu, hạt, quả hạch và các loại rau lá sẫm màu như rau bina (bó xôi).
Quả sung là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Tuy nhiên, axit oxalic hoặc phytic có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Thiếu canxi có thể dẫn đến xương yếu và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
6. Tác hại của quả sung muối gây chảy máu
Quả sung muối có tính ấm nên chúng có khả năng gây chảy máu. Ăn nhiều loại quả này có nguy cơ gây chảy máu võng mạc, chảy máu trực tràng và chảy máu âm đạo nhẹ.
Trong trường hợp hiếm gặp, quả sung còn gây thiếu máu tán huyết. Nếu bạn có triệu chứng chảy máu trực tràng hoặc âm đạo, hãy ngừng ăn quả sung xem liệu máu có ngừng chảy hay không. Nếu không, hãy đến gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM
7. Giảm lượng đường trong máu
Nếu bạn bị lượng đường trong máu thấp, bạn nên tránh ăn sung muối. Mặc dù tác dụng của quả sung muối là kiểm soát lượng đường trong máu với người bị tiểu đường, thế nhưng chúng cũng gây hạ đường huyết nếu ăn quá nhiều.
8. Tác hại của quả sung gây dị ứng
Theo nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010, người ta phát hiện ra rằng những người bị dị ứng với mủ cao su cũng bị dị ứng với quả sung. Triệu chứng của dị ứng với sung là viêm kết mạc, viêm mũi và sốc phản vệ. Ăn quá nhiều sung cũng dễ dẫn đến hen suyễn.
9. Quả sung không tốt cho người bị thận
Oxalate có trong quả sung có hại cho những người đang mắc các bệnh liên quan đến thận và túi mật.
Nếu mức oxalate của bạn vượt quá ngưỡng nhất định, nó có thể tương tác với canxi để tạo ra sỏi thận gây đau đớn và có thể nằm trong đường tiết niệu. Ăn thực phẩm giàu oxalate, chẳng hạn như quả sung, có khả năng làm tăng mức oxalate. Theo một nghiên cứu, lượng oxalate bài tiết qua nước tiểu tăng đồng thời với lượng oxalate ăn vào, dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận.
Rau bina, củ cải đường, hạnh nhân và các sản phẩm từ đậu nành cũng có nhiều oxalate và không nên dùng cùng với quả sung.
Quả sung cũng gây hại cho lá lách, cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế và cần có bằng chứng khoa học nhiều hơn.
10. Tác hại của quả sung muối gây tương tác với thuốc
Quả sung chứa hàm lượng vitamin K cao, có thể ảnh hưởng đến chất làm loãng máu. Do đó bạn không nên ăn sung muối khi đang dùng thuốc làm loãng máu warfarin. Ngoài ra, quả sung còn tương tác với insulin và thuốc chống tiểu đường.
>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
Ăn quả sung có tốt không?
Mặc dù tác hại của quả sung muối rất đáng lo ngại nhưng không có nghĩa là chúng hoàn toàn gây hại. Thực tế, quả sung rất giàu vitamin, khoáng chất và có hàm lượng calo tương đối thấp. Chúng là nguồn bổ sung cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Bạn chỉ cần ăn với lượng vừa phải là hoàn toàn có thể tránh được tác hại của quả sung.
Tác dụng của quả sung muối là gì?
1. Chống ung thư và chống oxy hóa
Quả sung có chứa một hợp chất chống ung thư được gọi là stirysterol. Stirysterol có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, vú và ruột kết.
2. Thuốc trị tiểu đường
Quả sung giúp giảm căng thẳng oxy hóa, giảm lượng đường trong máu của cơ thể. Axit abscisic, axit malic và axit chlorogenic là những hợp chất chính có trong quả sung giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy ăn quả sung không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại II mà còn ngăn ngừa béo phì.
3. Thuốc nhuận tràng
Chất xơ và cellulose cao có trong quả hoạt động như một vị thuốc nhuận tràng tự nhiên tuyệt vời. Vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về co thắt táo bón thì nên ăn quả sung. Tác dụng của quả sung muối còn giúp chữa bệnh ứ phân, trĩ, hội chứng ruột kích thích.
4. Tác dụng của quả sung giúp điều hòa huyết áp
Quả sung là nguồn cung cấp axit béo omega 3 và omega 6 dồi dào cùng với flavonoid, phenol và kali. Các nghiên cứu cho thấy những hợp chất này giúp ngăn ngừa tắc nghẽn, từ đó điều hòa huyết áp.
Các nghiên cứu trên người cũng cho thấy tính chất hạ huyết áp của quả sung ở những bệnh nhân có vấn đề về tim và thiếu máu cục bộ mạch vành.
5. Tác dụng của quả sung muối hỗ trợ xương khỏe mạnh
Quả sung có chứa nhiều hợp chất khác nhau như: kali, magiê, canxi, phốt pho và strontium. Những hợp chất này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xương chắc khỏe. Đặc biệt kali giúp vô hiệu hóa sự mất canxi qua nước tiểu, do đó ngăn ngừa loãng xương.
>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI
6. Hỗ trợ giảm cân
Quả sung giúp giảm cân vì nó khiến cho bạn cảm thấy no lâu hơn nhờ có nhiều chất xơ. Magiê và kali có trong quả sung cũng góp phần cải thiện chức năng insulin, ổn định lượng đường trong máu.
7. Tốt cho người bị thiếu máu
Quả sung có chứa nhiều chất sắt. Do đó, chúng được khuyên dùng cho những người đang bị thiếu sắt (thiếu máu).
8. Tác dụng của quả sung cải thiện thị lực
Quả sung rất giàu vitamin A và các chất chống oxy hóa khác. Vitamin A rất quan trọng cho đôi mắt khỏe mạnh vì nó ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Vì vậy, ăn quả sung giúp tăng cường thị lực tốt và giữ cho võng mạc khỏe mạnh.
9. Giảm cholesterol
Quả sung rất giàu chất xơ hòa tan (pectin), phytosterol và tannin với hàm lượng flavonoid vừa phải. Những hợp chất này có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.
10. Tác dụng của quả sung tốt cho da và tóc
Quả sung muối là nguồn giàu vitamin C và là chất chống oxy hóa rất mạnh ngăn ngừa hắc tố da, mụn trứng cá, tàn nhang và nếp nhăn. Quả sung cũng chứa canxi, kali, magie, vitamin A, vitamin E, vitamin C và sắt thúc đẩy sự phát triển của tóc. Hàm lượng đồng trong loại quả này giúp ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm.
Để tránh tác hại của quả sung muối, bạn chỉ nên ăn tối đa 150g sung muối trong một ngày. Những người mắc bệnh về gan, thận, bị hạ đường huyết hay đang uống thuốc bổ sung canxi thì không nên ăn quả này.
>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE
Cách làm sung muối chua ngọt chuẩn vị
Nguyên liệu:
• 0,5kg sung tươi
• 1 muỗng canh giấm trắng
• 1 muỗng canh đường cát trắng
• 2 trái ớt
• 2 củ tỏi
• Muối
Thực hiện
Bước 1: Sơ chế sung
• Rửa sung để loại bỏ bụi bẩn và ngâm sung trong nước muối loãng cùng chút giấm trắng trong khoảng 15 – 20 phút. Tiếp đó, cắt sung thành những miếng mỏng vừa ăn.
• Tiếp tục ngâm lát sung trong nước muối pha loãng trong 3 – 4 giờ, cho thêm chút nước cốt chanh để sung bớt nhựa và bớt bị chát. Sau khi ngâm xong, vớt ra rửa lại với nước sạch nhiều lần rồi để ráo.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
• Tỏi: Lột sạch vỏ. 1 củ băm nhỏ. 1 củ cắt mỏng.
• Ớt: Rửa sạch, loại bỏ phần hạt và cắt thành lát mỏng.
Bước 3: Muối sung
• Bắc một chiếc nồi lên bếp rồi cho vào 2 muỗng canh nước lọc, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh giấm trắng, 1 muỗng canh đường. Đun sôi hỗn hợp cho đến khi các nguyên liệu hòa tan. Thử nêm nếm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp, để nguội hoàn toàn.
• Tiếp đó, cho phần sung đã sơ chế xong vào. Thêm tỏi cắt lát, tỏi băm, ớt lát vào và trộn đều. Cuối cùng, cho toàn bộ nguyên liệu vào hũ thủy tinh để ủ. Bạn có thể dùng một cái chén để giữ sung không nổi lên mà chìm trong nước ngâm cho thấm đều gia vị. Ngâm đến khi sung chuyển màu vàng nhạt là có thể ăn được.
Mẹo bảo quản sung muối lâu
• Hũ thủy tinh đựng sung phải được tráng qua nước sôi, rửa sạch và để ráo hoàn toàn trước khi cho sung vào muối để bảo quản được lâu hơn.
• Khi sung đã ngâm đến độ vừa ăn, bạn có thể bảo quản hũ sung muối trong tủ lạnh để hạn chế sung bị chua quá nhanh trong nhiệt độ phòng.
Tác hại của quả sung muối chủ yếu liên quan đến việc tiêu thụ quá mức. Bạn hãy lưu ý sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ và tận dụng được hết lợi ích của loại quả này nhé!
>>> Đọc thêm: CẦN BIẾT 12 TÁC HẠI CỦA CHUỐI ĐỂ TRÁNH ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC