Khi đang thường xuyên bị tình trạng đau nhức vai gáy làm phiền, bạn có thể tập luyện các bài tập chữa đau vai gáy được tổng hợp dưới đây:
Contents
1. Bài tập cho cổ và vai
Đây là bài tập quan trọng nhất trong nhóm các bài tập yoga chữa đau vai gáy. Sự chuyển động khớp cổ trong bài tập này sẽ giúp giảm đau và khiến các đốt sống cổ được kéo giãn. Điều này không chỉ cải thiện tuần hoàn máu mà còn giúp giải phóng dây thần kinh. Đồng thời giúp cải thiện rất hiệu quả triệu chứng co cứng khớp cổ khi thức dậy.
Thực hiện:
- Hai tay để trên đầu gối theo tư thế ngồi thiền
- Hít vào, giữ thẳng lưng lên, thở ra cúi gập cằm xuống, hóp chặt bụng
- Hít vào nâng cao cằm lên, thở ra đưa đầu về trung tâm
- Tiếp tục hít vào sâu, thở ra quay sang bên phải
- Hít quay đầu về trung tâm, thở quay đầu sang trái rồi hít quay đầu về lại trung tâm
- Hít thở đều và quay cổ theo chuyển đồng tròn 1 lần cùng chiều kim đồng hồ và 1 lần chiều ngược lại
- Lặp lại chuỗi động tác trên khoảng từ 5 – 7 lần cho 1 bài tập
2. Tư thế con mèo
Tư thế con mèo không chỉ tác dụng lực lên vùng cột sống lưng mà còn ảnh hưởng đến vùng cổ vai gáy. Chuyển động cổ trong động tác này giúp các đốt sống được kéo giãn để làm mềm mô cơ và tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó mà có thể xoa dịu bớt cơn đau vai gáy.
Thực hiện:
- Chuẩn bị bạn ngồi ở tư thế kim cương
- Sau đó chống hai tay về trước, đầu gối mở rộng bằng vai, chống mũi chân bằng vai, tay chống thẳng
- Hít sâu vào, lưng võng xuống, mặt ngẩng lên đồng thời nâng cằm
- Thở ra đồng thời hóp chặt bụng và kéo lưng cao lên trên, cúi đầu xuống
- Cuối cùng hít vào đưa cơ thể về vị trí trung tâm, khép chân lại và trở về tư thế kim cương
- Lặp lại các thao tác trên khoảng 5 – 7 lần cho mỗi bài tập
3. Tư thế rắn hổ mang
Đây cũng là một tư thế yoga được khuyến khích tập luyện để chữa chứng đau nhức vai gáy. Tập luyện thường xuyên không chỉ giúp đốt sống cổ và khớp vai khỏe mạnh mà còn làm tăng khả năng chịu áp lực cho cột sống lưng. Đồng thời sẽ giúp bạn dẻo dai và bền bỉ hơn trong mọi hoạt động.
Thực hiện:
- Ngồi ở tư thế kim cương sau đó vươn người về phía trước và nằm úp xuống
- Khép gót chân lại, tay chống ngang vai, ngón tay thẳng với đỉnh vai, trán chạm xuống sàn
- Hít vào chống tay ngóc đầu, nâng ngực và cằm lên, hít thở đều
- Thở ra hạ cơ thể xuống, trả về tư thế nằm úp
- Lặp lại các thao tác trên khoảng 7 – 10 lần cho mỗi bài tập
4. Bài tập vặn mình
Bài tập này tác động đến cả vùng vai gáy và toàn bộ cột sống, giúp giữ cho cột sống cân bằng. Tập luyện sẽ giúp kéo giãn mô cơ và đốt sống nhằm giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Đồng thời còn hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Không chỉ tốt cho người đau vai gáy mà còn hữu ích với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm hay đau thần kinh tọa.
Thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên sàn tập với tư thế bắt chéo 2 chân, 2 tay để lên đầu gối
- Hít vào, đồng thời vươn thẳng 2 tay lên trên
- Thở ra kết hợp vặn mình sang bên phải
- Tay trái ấn vào đầu gối chân phải, tay phải đưa sâu ra phía sau và thẳng với mông trái, mặt nhìn sang phải
- Hít vào kết hợp vươn tay lên và mở căng lồng ngực
- Thở ra đồng thời vặn mình sang bên trái với tư thế tương tự bên phải
- Lặp lại các thao tác trên 5 – 7 lần mỗi bên cho một bài tập
5. Tư thế tam giác
Tư thế yoga này sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng đau vai gáy và nhức mỏi lưng trên hiệu quả. Tập luyện đúng cách còn giúp tăng cường sức mạnh cho vùng lưng. Từ đó giúp cột sống chịu áp lực tốt hơn, nhất là áp lực từ trọng lượng cơ thể.
Thực hiện:
- Đứng thẳng trên sàn tập, mở rộng 2 chân sang 2 bên bằng 2 lần vai
- Ngón chân hướng thẳng, quay mũi chân phải sang phải, mũi trái xoay vào trong
- Hông giữ thẳng, hướng về phía trước
- Hít vào dang 2 tay sang ngang vai
- Thở ra nghiêng mình sang bên phải, hóp chặt bụng, nâng cánh tay trái lên, hít thở đều
- Hít vào nâng cơ thể lên, thở ra hạ tay xuống và thực hiện tương tự cho bên còn lại
- Lặp lại động tác khoảng 5 – 7 lần cho mỗi bên trong một bài tập
Nguồn thuocdantoc.org
Có thể bạn quan tâm:
Khóa học yoga cơ bản cho người mới
Lớp tập yoga thường xuyên mỗi ngày
HLV Yoga cá nhân – PT Yoga
Inside Flow Yoga – Yoga với nhạc
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC