Béo phì là một căn bệnh mãn tính có ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới và đã trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo WHO, hơn 5 triệu người chết mỗi năm vì những tác hại của béo phì gây ra. Hãy cùng Harper’s Bazaar tìm hiểu những hệ luỵ sức khỏe mà căn bệnh này gây ra là gì? Đâu là cách phòng ngừa tốt nhất?
Contents
- 1 Béo phì là gì?
- 2 Nguyên nhân gây béo phì
- 3 Tác hại của béo phì với cơ thể là gì?
- 4 Những tác hại của thừa cân, béo phì
- 4.1 1. Tác hại của béo phì đến não
- 4.2 2. Một số tác hại của béo phì đến tim
- 4.3 3. Tác hại lên phổi
- 4.4 4. Những tác hại của béo phì với gan
- 4.5 5. Các tác hại của béo phì với dạ dày
- 4.6 6. Những tác hại của bệnh béo phì đến thận
- 4.7 7. Tác hại đến hệ sinh sản
- 4.8 8. Tác hại của thừa cân béo phì lên cơ bắp
- 4.9 9. Tác dụng lên xương
- 4.10 10. Tác hại của béo phì với làn da
- 5 Làm cách nào để tránh những tác hại của béo phì?
Béo phì là gì?
Béo phì là một căn bệnh phức tạp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả người lớn và trẻ em. WHO định nghĩa béo phì là “sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức gây nguy hiểm cho sức khỏe”.
Các chuyên gia xác định người béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Nghĩa là cân nặng của một người cao hơn mức mà các chuyên gia cho là khỏe mạnh đối với chiều cao của họ.
Tuy nhiên, BMI không phải là dấu hiệu duy nhất của béo phì. Các chuyên gia cũng dùng cách xác định tỷ lệ vòng eo/hông để đánh giá béo phì và các tác hại của béo phì gây ra.
Nguyên nhân gây béo phì
Thông thường, khi một người ăn quá nhiều calo, cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất béo. Sự mất cân bằng giữa lượng calo nạp vào và lượng calo đốt cháy gây ra béo phì và nhiều tác hại của thừa cân béo phì.
Nguyên nhân gây béo phì cũng được chia làm 2 loại. Đầu tiên là các yếu tố bên trong như cấu trúc sinh học và di truyền. Thứ hai là các yếu tố bên ngoài bao gồm:
• Thói quen ăn uống: ăn quá nhiều thức ăn nhanh và tiện lợi, thức ăn nhiều đường và chất béo nhưng lại ít chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, uống nhiều rượu…
• Thói quen vận động: Lười tập thể dục, lười vận động khiến cơ thể không thể đốt cháy nhiều calo. Khi bạn càng ngồi lâu, bạn càng trở nên mệt mỏi và ít muốn vận động hơn.
• Yếu tố tâm lý: Chán nản, cô đơn, lo lắng và trầm cảm đều có thể dẫn đến tình trạng ăn nhiều mất kiểm soát và gây ra béo phì.
• Một số loại thuốc: Các loại thuốc bạn dùng để điều trị bệnh trầm cảm, steroid, chống động kinh, thuốc trị tiểu đường và thuốc chẹn beta cũng góp phần gây tăng cân.
Tuổi tác, giới tính, môi trường sống… cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng cân.
>>> Đọc thêm: 10 CÁCH GIẢM CÂN CHO NGƯỜI MẬP NƯỚC VÔ CÙNG HIỆU QUẢ
Tác hại của béo phì với cơ thể là gì?
Bạn có biết béo phì khiến cơ thể già đi rất nhanh? Ngoài ra, một số tác hại của béo phì còn gây căng thẳng cho xương và các cơ quan trong cơ thể. Chúng cũng ảnh hưởng xấu đến hormone và quá trình trao đổi chất, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.
Những tác hại của bệnh béo phì làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2, tăng huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu. Từ đó dẫn đến bệnh tim mạch như đột quỵ và đau tim do sự tích tụ quá nhiều chất béo trong động mạch.
Tác hại của béo phì cũng có liên quan đến một số loại ung thư như nội mạc tử cung, thực quản, gan, thận và đại tràng cùng nhiều loại khác. Chúng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, gây lo lắng và trầm cảm.
Những tác hại của thừa cân, béo phì
1. Tác hại của béo phì đến não
Những tác hại của bệnh béo phì lên cơ thể phải bắt đầu từ não. Đầu tiên, bạn có nguy cơ đột quỵ do huyết áp cao. Thứ hai, béo phì gây ra các rối loạn tâm thần từ trầm cảm đến lo lắng, tự ti, rối loạn ăn uống.
>>> Đọc thêm: 10 CÁCH CẢI THIỆN SỨC MẠNH NÃO BỘ BẠN CẦN BIẾT
2. Một số tác hại của béo phì đến tim
Béo phì gây tăng huyết áp, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim. Huyết áp cao, hàm lượng cholesterol xấu cao và lượng đường trong máu cao đều là những yếu tố có thể dẫn đến xơ cứng động mạch.
Ngoài ra, khi lượng mỡ tích tụ nhiều trong các động mạch sẽ làm tim bị thu hẹp. Từ đó dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
3. Tác hại lên phổi
Tác hại của béo phì làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến hô hấp. Những hậu quả này phải được xác định bằng các xét nghiệm về chức năng phổi và đo chỉ số BMI của cơ thể.
4. Những tác hại của béo phì với gan
Tuyến tuỵ bên trong gan có chức năng sản xuất Insulin. Insulin là hormone vận chuyển đường từ máu đến các tế bào có thể lưu trữ hoặc dùng đường làm năng lượng. Béo phì khiến các tế bào kháng lại insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao vì các tế bào không dự trữ được insulin.
Lượng đường trong máu cao và tình trạng kháng insulin sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh thận, đột quỵ, thị lực xấu và lở loét tay chân.
Tác hại của béo phì với sức khỏe của gan còn làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Đây là quá trình mật tích tụ và cứng lại trong túi mật. Chất béo tích tụ quanh gan còn gây tổn thương gan và suy gan.
5. Các tác hại của béo phì với dạ dày
Béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi axit dạ dày trào lên thực quản sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
>>> Đọc thêm: 2 THỰC ĐƠN GIẢM CÂN IF GIÚP BẠN GIẢM CÂN NHANH CHÓNG
6. Những tác hại của bệnh béo phì đến thận
Béo phì gây tăng bài tiết nước tiểu và tăng nguy cơ sỏi thận. Các tác hại của béo phì còn ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân điều trị thận, ghép thận.
7. Tác hại đến hệ sinh sản
Theo các nghiên cứu dịch tễ học, tác hại của béo phì đến hệ sinh sản bao gồm: những bất thường về kinh nguyệt, vô sinh, sảy thai, sức khỏe thai nhi giảm sút và đái tháo đường.
Ngoài ra, phương pháp hỗ trợ sinh sản sử dụng gonadotropin trong kích thích rụng trứng và thụ tinh trong ống nghiệm sẽ khó khăn hơn với người thừa cân.
8. Tác hại của thừa cân béo phì lên cơ bắp
Béo phì gây ra sự suy giảm khối lượng cơ bắp. Nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận động và sự co giãn của cơ bắp. Vấn đề là khi bạn được xác định mắc bệnh béo phì thì rất khó khắc phục những tác hại này chỉ bằng việc giảm cân.
9. Tác dụng lên xương
Tổn thương xương là một trong những tác hại của béo phì. Béo phì có thể dẫn đến thay đổi hormone điều hòa xương, viêm nhiễm và stress oxy hóa. Nó làm giảm khả năng hấp thụ canxi của tế bào khiến xương bị thoái hóa. Nghĩa là bạn dễ bị gãy xương vì mật độ xương thấp. Ngoài ra, khớp cũng sẽ bị ảnh hưởng do gánh nặng về trọng lượng.
10. Tác hại của béo phì với làn da
Béo phì ảnh hưởng rất lớn đến chức năng rào cản và giữ ẩm của da, dẫn đến tình trạng da khô và thô ráp.
Một loạt tình trạng nghiêm trọng về da còn bao gồm: loét da, chàm dị ứng, nhiễm trùng da, phát ban, căng da quá mức, nám, mụn cóc và bệnh vẩy nến.
Béo phì và lão hóa đều có liên quan chặt chẽ. Khi cơ thể tăng cân mất kiểm soát, các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn và dễ bị lão hóa.
>>> Đọc thêm: GỢI Ý THỰC ĐƠN 1.200 CALO MỖI NGÀY TRONG 1 TUẦN CHO NGƯỜI MUỐN GIẢM CÂN
Làm cách nào để tránh những tác hại của béo phì?
Cách tốt nhất để tránh những tác hại của béo phì là ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo và đường, ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và các loại hạt. Ngoài ra, WHO khuyến nghị nên tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Kế hoạch để duy trì một cân nặng khỏe mạnh bao gồm:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Những thay đổi về chế độ ăn uống sẽ tùy thuộc vào từng người. Một số người sẽ cắt giảm khẩu phần ăn. Một số người sẽ thay đổi loại thức ăn.
Nhìn chung, bạn sẽ có một cân nặng khỏe mạnh nếu ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Chúng ít chất béo, chứa nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng nên sẽ khiến bạn no lâu hơn.
>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN GIẢM 10KG TRONG 1 TUẦN CẤP TỐC CHO CHỊ EM
2. Tăng cường tập thể dục
Cách đơn giản nhất để tránh tác hại của béo phì là đi bộ với tốc độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày. Đi bộ 5 ngày trong tuần. Đi bộ hàng ngày vào giờ ăn trưa, trước hoặc sau giờ làm việc có thể tạo ra sự khác biệt thực sự.
3. Giảm căng thẳng
Quá trình và nỗ lực giảm cân có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Vậy nên hãy luôn giữ sự lạc quan, vui vẻ, tránh buồn bã, lo lắng và bạn cũng không nên cảm thấy áp lực quá nhiều.
4. Thay đổi lối sống
Thay đổi một số thói quen của bạn ngay lúc này cũng có thể giúp bạn tránh được những tác hại của thừa cân béo phì:
• Giảm thói quen ăn uống đồ ăn vặt không lành mạnh mỗi ngày. Tránh đồ ăn nhanh chứa nhiều đường và chất béo. Không uống đồ uống có đường, chứa nhiều calo.
• Chỉ mua dự trữ thực phẩm nguyên chất có nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thấp.
• Vận động nhiều hơn để đốt cháy nhiều calo hơn, ví dụ như dùng máy tập chạy bộ tại nhà trong 25 phút hoặc dắt chó đi dạo trong 35 phút.
• Kiểm soát căng thẳng bằng cách ngủ đủ giấc.
>>> Đọc thêm: DANH SÁCH 65 MÓN ĂN VẶT GIẢM CÂN LÀNH MẠNH, HIỆU QUẢ
5. Thuốc
Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không hiệu quả, có rất ít loại thuốc được phê duyệt ở Mỹ để điều trị béo phì và các tác hại của béo phì. Tuy nhiên, chúng cũng đi kèm với nhiều tác dụng phụ.
Các loại thuốc phổ biến được FDA phê chuẩn để điều trị béo phì bao gồm:
• Orlistat (Xenical®, Alli®): Giảm sự hấp thụ chất béo từ ruột của bạn.
• Phentermine (Adipex-P®, Lomaira®, Suprenza®): Giảm sự thèm ăn của bạn. Nó được chấp thuận để sử dụng trong ba tháng một lần.
• Benzphetamine (Didrex®, Regimex®): Giảm cảm giác thèm ăn.
• Diethylpropion (Depletite #2®, Radtue®, Tenuate®): Giảm cảm giác thèm ăn.
• Phendimetrazine (Bontril®, Melfiat®): Giảm sự thèm ăn của bạn.
• Bupropion-naltrexone (Contrave®): Có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn ăn vào.
Nhận thức đúng về tác hại của béo phì và hệ luỵ với sức khỏe sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt hơn. Hy vọng bạn sẽ có cách kiểm soát cân nặng cơ thể khỏe mạnh để phòng tránh được những tác hại của bệnh béo phì.
>>> Đọc thêm: 4 BƯỚC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN GIẢM CÂN ĐÁNH BAY MỠ THỪA
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC