Hạt mè đen là nguyên liệu đa năng trong thế giới ẩm thực. Mặc dù được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe nhưng tác hại của vừng (mè) đen cũng là điều bạn cần biết rõ. Hãy cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu để sử dụng đúng cách loại hạt này nhé!
Contents
- 1 Thành phần dinh dưỡng của mè đen
- 2 Lợi ích của mè đen
- 2.1 1. Giảm cholesterol
- 2.2 2. Lợi ích của mè đen giúp giảm huyết áp
- 2.3 3. Tác dụng của vừng đen cân bằng mức độ hormone
- 2.4 4. Chống lại sự phát triển của tế bào ung thư
- 2.5 5. Tăng cường đốt cháy chất béo
- 2.6 6. Tác dụng của vừng đen tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng
- 2.7 7. Tốt cho da và tóc
- 2.8 8. Tác dụng của vừng đen duy trì xương chắc khỏe
- 2.9 9. Cải thiện sức khỏe tim mạch
- 3 Tác hại của mè đen là gì?
- 4 Cách phòng ngừa tác hại của vừng đen
Thành phần dinh dưỡng của mè đen
Hạt mè (hạt vừng) đen chứa nhiều vi lượng và khoáng chất quan trọng cùng với chất béo lành mạnh. Trong 2 thìa mè đen (14g) bao gồm:
• Lượng calo: 100
• Chất đạm: 3g
• Chất béo: 9g
• Carb: 4g
• Chất xơ: 2g
• Canxi: 18% DV (DV là giá trị hàng ngày)
• Magiê: 16% DV
• Phốt pho: 11% DV
• Đồng: 83% DV
• Mangan: 22% DV
• Sắt: 15% DV
• Kẽm: 9% DV
• Chất béo bão hòa: 1g
• Chất béo không bão hòa đơn: 3g
• Chất béo không bão hòa đa: 4g
Ngoài ẩm thực, mè đen còn được sử dụng trong y học cổ truyền nhờ đặc tính chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết đầy đủ về tác dụng và tác hại của mè đen là gì.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG
Lợi ích của mè đen
1. Giảm cholesterol
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong số 27 loại hạt khác nhau được thử nghiệm, hạt vừng cùng với mầm lúa mì đứng đầu có hàm lượng phytosterol cao nhất.
Phytosterol là một loại dinh dưỡng thực vật hoặc sterol thực vật có cấu trúc tương tự như cholesterol, hoạt động trong ruột để giảm sự hấp thụ cholesterol.
2. Lợi ích của mè đen giúp giảm huyết áp
Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên Tạp chí Y học Sinh học Yale đã cho thấy tác dụng của dầu mè đối với những người bị huyết áp cao. Dầu mè giúp giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng bổ sung dầu mè trong 45 ngày có thể làm giảm tổn thương tế bào do peroxy hóa lipid.
3. Tác dụng của vừng đen cân bằng mức độ hormone
Nghiên cứu cho thấy hạt mè đen đặc biệt có lợi cho phụ nữ sau tuổi mãn kinh nhờ khả năng tăng và điều chỉnh nồng độ hormone giới tính. Từ đó chúng cải thiện tình trạng chống oxy hóa và giúp kiểm soát mức cholesterol để tối ưu hóa sức khỏe.
4. Chống lại sự phát triển của tế bào ung thư
Trước khi nói đến tác dụng phụ của vừng đen, loại hạt này là nguồn cung cấp tiền chất lignan phong phú. Lignan được tạo ra bởi hệ vi sinh vật trong ruột kết. Chúng đã được chứng minh là có tác dụng chống lại sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư ruột kết và ung thư vú.
Ngoài ra, hạt vừng đen rất giàu chất chống oxy hóa như sesamin và sesamolin. Những hợp chất này giúp bảo vệ cơ thể chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm. Chúng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.
5. Tăng cường đốt cháy chất béo
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất có trong hạt mè đen có thể giúp tăng cường đốt cháy chất béo toàn diện. Ngoài ra, hạt vừng cũng có nhiều chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!
6. Tác dụng của vừng đen tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng
Mè đen chứa một lượng lớn axit béo thiết yếu, cần thiết cho việc hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K.
Vậy nên, thay vì lo ngại tác hại của mè đen, bạn hãy bổ sung loại hạt này vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường hấp thu nhiều dưỡng chất hơn.
7. Tốt cho da và tóc
Hạt mè đen chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp da và tóc khỏe mạnh. Chúng bao gồm: sắt, kẽm, axit béo, chất chống oxy hóa.
8. Tác dụng của vừng đen duy trì xương chắc khỏe
Hạt vừng đen có hàm lượng canxi cao, rất cần thiết để duy trì xương chắc khỏe. Ăn loại hạt này thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và cải thiện mật độ xương.
9. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tác dụng và tác hại của mè đen là gì? Các chất béo lành mạnh có trong hạt vừng đen, chẳng hạn như axit béo omega-3 và chất béo không bão hòa đơn, góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch. Những chất béo này giúp giảm mức cholesterol xấu, hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM
Tác hại của mè đen là gì?
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy hạt mè đen an toàn khi tiêu thụ với một lượng vừa phải. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều hoặc cơ thể dị ứng với một số chất trong loại hạt này cũng sẽ gây ra tác dụng phụ của vừng đen. Những tác hại đó bao gồm:
1. Phản ứng dị ứng
Dị ứng hay còn gọi là sốc phản vệ, là một phản ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch giải phóng ở mức độ cao một số hóa chất mạnh. Những hóa chất này gây ra sốc phản vệ. Chúng có thể làm giảm đáng kể huyết áp và thậm chí làm co thắt đường thở, cản trở quá trình hô hấp.
Triệu chứng của dị ứng mè đen bao gồm: khó thở, ho, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, đau đầu… Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
2. Tác hại của vừng đen gây sỏi thận
Hạt vừng đen có chứa oxalat, có thể gây hình thành sỏi thận ở những người có cơ địa nhạy cảm. Nếu bạn có tiền sử sỏi thận hoặc dễ bị hình thành sỏi canxi-oxalat thì nên hạn chế tiêu thụ hạt vừng đen. Người bị bệnh gút cũng nên tránh ăn quá nhiều loại hạt này.
3. Tác hại của mè đen gây tăng cân
Mặc dù hạt mè đen chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng chúng cũng chứa nhiều calo. Bạn cần ăn mè đen ở mức vừa phải để tránh nạp quá nhiều calo gây tăng cân.
4. Tác dụng phụ của vừng đen tương tác với thuốc
Hạt mè đen có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống tiểu cầu. Những hạt này chứa các hợp chất tự nhiên có đặc tính chống đông máu và ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn vừng đen.
5. Giảm lượng đường trong máu
Tác hại của mè đen nếu ăn quá nhiều cũng sẽ khiến lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.
6. Gây khó chịu cho dạ dày
Hạt vừng đen có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng và táo bón nếu ăn quá nhiều. Chúng cũng rất giàu chất xơ nên sẽ gây khó chịu ở đường tiêu hóa với một số người.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA MÌ TÔM ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ ĐẾN SỨC KHỎE
Cách phòng ngừa tác hại của vừng đen
Bạn đã biết rõ về tác dụng và tác hại của vừng đen. Vậy thì hãy sử dụng đúng cách để tận dụng nguồn dinh dưỡng từ loại hạt này một cách hiệu quả, an toàn.
1. Ăn bao nhiêu mè đen mỗi ngày?
Vì hạt mè có nhiều dạng khác nhau nên bạn cần ăn cho đúng liều lượng:
• Nếu ăn mè rang nguyên hạt, bạn ăn từ 1 – 2 muỗng cà phê hạt mè mỗi ngày.
• Với dầu mè, bạn có thể uống từ 2-3 muỗng cà phê một hoặc hai lần mỗi ngày.
• Nếu dùng dạng bột thì 1/4-1/2 muỗng cà phê một hoặc hai lần một ngày.
2. Tác dụng và tác hại của mè đen: Ai nên cẩn trọng khi dùng?
• Những người gặp vấn đề tiêu hóa các loại hạt, bao gồm hạnh nhân, hạt lanh và hạt chia, cũng nên thận trọng khi ăn mè đen.
• Tác dụng phụ của vừng đen thường gặp nhất là sốc phản vệ. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với hạt mè thì cũng nên tránh dùng mè đen.
• Người bị sỏi thận, bệnh gút hoặc gan cũng nên cẩn trọng khi ăn vừng đen. Người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc hạ huyết áp, tamoxifen nên tránh ăn mè đen hoặc thực phẩm có chứa chúng.
Ngoài ra, bạn nên đọc kỹ nhãn thực phẩm xem có chứa mè đen không để tránh những rủi ro cho sức khỏe.
3. Cách bảo quản mè đen
Lợi ích của mè đen sẽ phát huy hiệu quả nếu được bảo quản đúng cách để giữ trọn vẹn dưỡng chất. Bạn hãy bảo quản hạt vừng ở trong hộp kín, đặt nơi khô ráo thoáng mát.
Hạt mè đen là nguồn cung cấp chất xơ và dưỡng chất phong phú. Điều quan trọng là bạn không nên ăn quá nhiều để tránh tác hại của mè đen. Hãy thêm loại hạt này vào các món súp, salad, bánh nướng, ngũ cốc, sinh tố… để mang lại hương vị tuyệt vời và bổ dưỡng cho món ăn.
>>> Đọc thêm: 14 TÁC HẠI CỦA NƯỚC NGỌT TÀN PHÁ CƠ THỂ NGHIÊM TRỌNG
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC