Các thông tin liên quan đến lợi ích và tác hại của quả sake sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trái này trước khi sử dụng. Cùng tham khảo chi tiết hơn về quả sake dưới đây nhé!
Contents
Đặc điểm sinh học của quả sake
Trước khi tìm hiểu về tác hại của quả sake, hãy cùng điểm qua các đặc điểm sinh học của loại cây và trái này nhé!
Cây sake hoặc sa kê là tên gọi thuần Việt, tên tiếng Anh của sake là Breadfruit (Artocarpus altilis). Chúng thuộc họ dâu tằm và sinh trưởng ở các vùng nhiệt đới. Loại cây này có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai và được du nhập về trồng ở Việt Nam.
Sake có thể dùng để làm thực phẩm giàu dinh dưỡng và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau hoặc dùng làm các bài thuốc chữa bệnh gút, sỏi thận, viêm gan… Cũng có nhiều bài thuốc từ quả sake dùng cho bệnh vàng da và tiểu đường.
Sake thuộc thân gỗ, sinh trưởng nhanh, bộ rễ chắc và có chiều cao trung bình từ 10-12m. Một số cây sinh trưởng trong môi trường thuận lợi có thể cao lên tới 15-20m.
Phiến lá của cây sake rất to, trung bình khoảng từ 30-50cm. Phần lá chia thùy lông chim và có màu xanh lục. Mặt dưới của lá thường nhám và có màu nhạt hơn.
Cụm hoa sake chia thành hoa đực và hoa cái với hình dáng khác nhau. Hoa đực sẽ có hình dáng như đuôi sóc, còn hoa cái lại có hình dáng như hình cầu hoặc hình ống.
Quả sake thường có hình trứng hoặc hình tròn, quả to. Khi còn non sẽ có màu xanh lục. Đến khi quả già và bắt đầu chín sẽ có màu vàng nhạt.
Thịt quả sake có màu trắng, chứa hàm lượng tinh bột nhiều, quả ít hạt. Một số quả gần như không tìm thấy hạt bên trong.
>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI
Hàm lượng dinh dưỡng có trong sake
Tác hại của quả sake không được nhiều người nhắc đến vì loại quả này thực sự tốt và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Mỗi quả sake có thể nặng từ 1-2kg, vỏ mỏng, thịt quả dày và có thể chế biến thành nhiều món ăn, dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau.
Trong mỗi quả sake sẽ có những thành phần dinh dưỡng như sau:
• 6% là nước
• 3,2% là muối vô cơ
• 0,2 – 1,17% chất béo lành mạnh
• 1,1 đến 4,09% hàm lượng protein
• 64 đến 85% hàm lượng tinh bột
• Ngoài ra còn có các thành phần dinh dưỡng như: đường, dextrin và 2-3% độ tro.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG
Lợi ích của trái sake
Trước khi tìm hiểu tác hại của quả sake, hãy cùng xem tác dụng của loại quả này. Sake có tác dụng trong cả y học, ẩm thực, mang đến rất nhiều lợi ích trong cuộc sống như:
• Theo y học hiện đại, quả sake có tác dụng rất lớn trong việc ngăn cản và ức chế các khối u.
• Đông y lại dùng sake để chiết xuất trong các bài thuốc trị bệnh xương khớp, hen suyễn, nhiễm trùng, lợi tiểu và tiêu độc. Tùy vào lá, rễ cây sake hay trái sake, người ta sẽ dùng để trị các bệnh khác nhau.
• Sake có hàm lượng kali cao nên rất tốt cho các bệnh về tim mạch.
• Sake còn có nhiều tác dụng đối với làn da, mái tóc và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên được dùng trong các món ăn.
• Sake có giá trị cao về kinh tế, cây sinh trưởng nhanh, cho quả nhiều, mang lại lợi ích cho người trồng. Sake có giá tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao nên tối ưu hóa về chi phí cho các bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo được lượng dưỡng chất cần thiết cho gia đình.
Chỉ cần biết chế biến và nấu sake đúng cách thì đây sẽ là món ăn dồi dào dinh dưỡng và thơm ngon.
>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG
Tác hại của quả sake
Quả sake không chỉ được biết đến như những món ăn bổ dưỡng và các loại thuốc chữa bệnh mà cũng có một số tác hại như sau:
• Sake có tác dụng xấu đến các đối tượng như: người bị hạ huyết áp, đang bị viêm dạ dày, người có bệnh lý tiểu đường. Thai phụ ăn sake cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
• Lá sake có độc tính cao nếu không biết sử dụng dễ gây ra các hiện tượng ngộ độc. Nên dùng lá sake phơi khô để làm giảm độc tính nếu muốn sử dụng trong các bài thuốc dân gian.
• Tác hại của quả sake làm rối loạn chức năng đông máu. Những người trước phẫu thuật hoặc có tiền sử máu khó đông không nên ăn sake.
• Sake kiêng kỵ với những người bị dị ứng với chuối và quả sung benjamin.
Bạn nên sử dụng quả sake để chế biến các món ăn hoặc phơi khô làm thuốc. Nên hạn chế sử dụng rễ và lá của cây sake để chữa bệnh. Nếu sử dụng các bộ phận này của cây sake thì nên tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Đông y để được tư vấn tốt hơn trước khi dùng.
>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tác hại của quả sake và những thông tin khác
Tác hại của quả sake thường chiếm % nhỏ nên quả sake vẫn được người Việt sử dụng rộng rãi. Dưới đây là các thông tin thú vị khác về quả sake có thể bạn sẽ quan tâm.
1. Quả sa kê ăn sống được không?
Sake còn sống, chưa qua nấu chín sẽ có phần độc tố cao, phần thịt cũng cứng, mùi vị không hấp dẫn. Hầu hết mọi người đều gọt sạch vỏ, thái mỏng phần thịt sake, rửa qua với nước để giảm lượng tinh bột và độc tố, sau đó chế biến thành các món ăn. Không nên ăn sake sống vì chúng không tốt và cũng không thực sự ngon.
2. Người nước ngoài có ăn sake không?
• Người Pháp dùng những quả sake đủ độ già, trái nguyên không dập nát, sau đó lùi vào trong tro nóng hoặc nướng trên than hồng để ăn.
• Người Ấn Độ dùng quả sake cắt thành lát mỏng và chiên với mỡ hoặc bơ. Món ăn này được họ xem như là một món ăn cao cấp. Hương vị sake thơm ngon chẳng khác gì các miếng bánh mì rán. Người Ấn cũng dùng sake nấu món cari, rang, xay thành bột, sau đó chế biến trong các món ăn khác.
• Một số nước khác còn dùng sake xanh để lên men rồi chế biến thành các món “poipoi” hấp dẫn, món ăn này gần giống như phô mai. Sau khi chế biến, chúng sẽ được bảo quản như phô mai và được cho vào các món bánh ngọt thay cho bơ và các loại mứt.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM
Gợi ý các món ngon từ sake
Bạn đã tìm hiểu về lợi ích và tác hại của quả sake. Bạn cũng rất thích món ăn này và biết cách chế biến chúng an toàn thì có thể nấu các món như sau:
• Sake hầm sườn non. Bạn gọt vỏ sake, tách sake thành từng miếng nhỏ, bỏ cùi và cắt mỏng rồi chần qua nước sôi. Sau đó hầm nhừ sườn non rồi cho sake vào nấu thêm 15 phút nữa. Nêm nếm vừa ăn và thêm một chút rau ngò, bạn đã có một món ăn đầy đủ dinh dưỡng.
• Sake tẩm bột chiên giòn. Cách làm này sẽ tương tự như với khoai lang và khoai tây. Cắt bỏ vỏ sake, thái thành dạng thỏi có độ dày khoảng 1cm và rửa sạch, để ráo nước. Sau đó thêm một lớp áo bột chiên giòn và chiên lên. Món ăn này với tương ớt vô cùng ngon. Hoặc muốn hạn chế tinh bột thì bạn có thể chiên sake mà không cần bột chiên giòn đều được.
Tác hại của quả sake chỉ xảy ra với những đối tượng bị dị ứng với quả sung benjamin, chuối hoặc các bà bầu đang trong kỳ thai nghén, người rối loạn chức năng đông máu, bị tiểu đường và huyết áp. Còn lại sake vẫn tốt cho sức khỏe, có hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon. Hy vọng những thông tin về lợi ích và tác hại của sake đã giúp ích nhiều cho bạn!
>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC