Contents
- 1 Phụ nữ càng lớn tuổi, sức khỏe sinh sản càng giảm sút, buồng trứng có sự suy giảm về chất lượng và số lượng trứng, khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Do đó, nhiều người đặt câu hỏi liệu phụ nữ 45 tuổi có thể mang thai được hay không, và nếu có thì sẽ đối mặt với những nguy cơ và thách thức gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này. 1. Cơ hội mang thai ở phụ nữ sau tuổi 45?
- 2 2. Các phương pháp hỗ trợ mang thai cho phụ nữ lớn tuổi
- 3 3. Những lưu ý khi mang thai ở tuổi 45
Phụ nữ càng lớn tuổi, sức khỏe sinh sản càng giảm sút, buồng trứng có sự suy giảm về chất lượng và số lượng trứng, khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Do đó, nhiều người đặt câu hỏi liệu phụ nữ 45 tuổi có thể mang thai được hay không, và nếu có thì sẽ đối mặt với những nguy cơ và thách thức gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này.
1. Cơ hội mang thai ở phụ nữ sau tuổi 45?
Với thắc mắc “Phụ nữ 45 tuổi có thai được không” thì câu trả lời chính xác nhất là có thể. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ mang thai thành công ở độ tuổi này sẽ thấp hơn phụ nữ trẻ tuổi. Theo Hội y học sinh sản Mỹ thì trên 90% phụ nữ dưới 30 vẫn sinh con nhưng chỉ còn 85% còn sinh con ở độ tuổi 30-34; 70% ở độ tuổi 35-39 và khoảng 35% ở độ tuổi 40-44. Những phụ nữ đến độ tuổi 45 mà vẫn muốn có thai thì cơ hội chỉ có 10% đạt được kết quả.
Bước vào độ tuổi 45, phụ nữ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc mang thai tự nhiên. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự suy giảm đáng kể chức năng sinh sản và sức khỏe tổng thể. Các vấn đề phụ nữ độ tuổi này gặp phải có thể kể đến như suy giảm số lượng và chất lượng trứng, rối loạn nội tiết tố, suy giảm sức khoẻ tổng thể. Ngoài ra, trứng của phụ nữ sau 45 tuổi thường có tỉ lệ nhiễm sắc thể bất thường cao, từ đó gia tăng khả năng sinh con dị tật, có khiếm khuyết về sức khỏe
Hiện nay nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phụ nữ nằm ngoài độ tuổi sinh đẻ (từ 45 – 50 tuổi) hoàn toàn có thể mang thai bằng một số phương pháp hiện đại. Trong đó, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc thụ tinh nhân tạo (IUI) là những kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay.
2. Các phương pháp hỗ trợ mang thai cho phụ nữ lớn tuổi
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp đối với phụ nữ lớn tuổi. Trong đó, có hai kỹ thuật phổ biến nhất là sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI và thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI:
- Trường hợp áp dụng: Nữ giới có ít nhất 1 trong 2 ống dẫn trứng thông, buồng trứng còn hoạt động. Nam giới có tinh trùng bất thường mức độ nhẹ hoặc vừa (dựa theo kết quả tinh dịch đồ).
- Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ dùng một ống thông nhỏ để đưa tinh trùng đã được lọc rửa, chọn lọc qua cổ tử cung và bơm trực tiếp vào buồng tử cung để tăng khả năng thụ thai thành công.
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF:
- Trường hợp áp dụng: IVF thường được áp dụng cho các trường hợp hiếm muộn chức năng sinh sản giảm, mắc các bệnh lý như tắc vòi trứng hoặc tinh trùng của người chồng ít, yếu và dị dạng.
- Cách thực hiện: Với phương pháp IVF, bác sĩ sẽ chọc hút trứng ra ngoài thụ tinh cùng với tinh trùng trong môi trường đặc biệt để tạo phôi. Tiếp theo, phôi được chuyển vào buồng tử cung của người vợ để phát triển thành thai. Tuy nhiên, trước khi chuẩn bị làm IVF bạn cần phải làm một số xét nghiệm cần thiết để biết tình hình sức khỏe có còn phù hợp để thực hiện kỹ thuật này hay không.
Lưu ý: Trường hợp phụ nữ lớn tuổi không còn trứng vẫn có thể thực hiện phương pháp IVF nếu đã trữ đông trứng trước đó hoặc đi xin trứng khỏe mạnh của người khác.
3. Những lưu ý khi mang thai ở tuổi 45
Khi muốn mang thai ở độ tuổi 45 trở đi, các bác sĩ sản khoa đều khuyến cáo chị em phụ nữ lưu ý quan trọng sau:
- Với những người thụ thai bằng phương pháp IVF, con sinh ra vẫn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể. Do đó, để hạn chế tối đa rủi ro này, bạn cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín và tuân thủ đúng quy trình làm IVF.
- Phụ nữ lớn tuổi khi mang thai cần đặc biệt cẩn trọng bởi rất dễ mắc một số bệnh lý như sản giật, tiền sản giật, tiểu đường và cao huyết áp. Đặc biệt với các mẹ đang mắc bệnh lý mạn tính, nguy cơ bệnh trở nặng cũng cao hơn.
- Khi mang thai ở độ tuổi 45 trở đi, sản phụ có nguy cơ sảy thai, sinh non và thai suy dinh dưỡng.
- Đa số các trường hợp sản phụ lớn tuổi thường được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi thường gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, chị em nên thăm khám, theo dõi và chăm sóc sức khỏe thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài làm các xét nghiệm cần thiết, bạn cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, duy trì lối sống lành mạnh và tâm lý thoải mái nhất.
Những thông tin trên chính là lời giải đáp cho thắc mắc “Phụ nữ 45 tuổi có thai được không”. Bạn hoàn toàn có thể mang thai khi đã lớn tuổi nếu đủ điều kiện sức khỏe và có sự hỗ trợ tích cực từ các phương pháp hỗ trợ mang thai. Do đó, hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản tốt nhất.