Nấm là món ăn được nhiều người yêu thích và cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nấm còn được dùng như một loại thảo dược chữa bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch, gan, thận… Ngoài những lợi ích thì nấm cũng gây ra một số tác hại không ngờ. Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu tác hại của cây nấm là gì?
Contents
- 1 Tác hại của nấm là gì?
- 2 Các tác hại của cây nấm
- 3 Có thể tránh được tác hại của các loại nấm không?
- 4 Giá trị dinh dưỡng của nấm
- 5 Lợi ích của nấm là gì?
- 5.1 1. Giảm nguy cơ ung thư
- 5.2 2. Cải thiện sức khỏe đường ruột
- 5.3 3. Lợi ích và tác hại của nấm là gì? Duy trì huyết áp khỏe mạnh
- 5.4 4. Cắt giảm chất béo không lành mạnh
- 5.5 5. Ăn nấm tốt cho não
- 5.6 6. Phương pháp điều trị sức khỏe tâm thần
- 5.7 7. Hỗ trợ xương và khả năng miễn dịch (khi nấm tiếp xúc với tia UV)
- 5.8 8. Những công dụng khác của nấm
- 6 Cách chọn và bảo quản nấm tươi lâu
Tác hại của nấm là gì?
Nấm có đủ loại với kích cỡ và hình dáng khác nhau. Nguy cơ tác dụng phụ của nấm tùy thuộc vào loại và nguồn gốc. Thậm chí một số loại nấm được cho là an toàn nhưng nếu ăn quá nhiều vẫn gây hại.
Tác hại ngắn hạn của nấm là gây mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày, nhức đầu, lo lắng, chóng mặt, chuột rút và kích ứng da. Ngoài ra, tác hại của nấm hoang không rõ nguồn gốc có thể gây ngộ độc, tổn thương và suy nội tạng, dẫn đến tử vong. Các nghiên cứu còn cho thấy chất gây ảo giác psilocybin có trong nấm ma thuật (magic mushroom) có khả năng tương tác với các loại thuốc chữa bệnh thần kinh.
Vậy nên nếu bạn gặp các triệu chứng ngộ độc với nấm, ví dụ như khó chịu ở dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, dị ứng da hoặc ảo giác thì nên đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Các tác hại của cây nấm
1. Các vấn đề về dạ dày
Tác hại của các loại nấm thường gặp nhất là gây ra các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Nấm không phù hợp với cơ địa của tất cả mọi người. Chúng có thể cản trở chức năng tiêu hóa và gây khó chịu. Do đó, nhiều người thường bị tiêu chảy hoặc buồn nôn sau khi ăn nấm. Nếu bạn cũng gặp triệu chứng này thì không nên ăn nấm nữa.
2. Tác hại của nấm gây dị ứng da
Một số người bị dị ứng với nấm sẽ xuất hiện triệu chứng phát ban và kích ứng da sau khi ăn nấm. Ngoài ra, nhiều người còn cảm thấy ngứa ran khắp cơ thể sau khi tiêu thụ nấm khoảng 20 – 30 phút.
3. Tác hại của cây nấm gây chảy máu mũi
Một số người còn bị khô mũi, chảy máu mũi và khô họng do ăn quá nhiều nấm.
4. Buồn ngủ
Buồn ngủ và mệt mỏi cũng là một trong những tác hại của nấm. Đó là do sau khi ăn nấm, mức năng lượng của bạn bị sụt giảm đáng kể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tác dụng phụ này có thể tránh được nếu bạn ăn nấm với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
5. Tránh ăn nấm khi mang thai
Một số bác sĩ khuyên phụ nữ tránh ăn nấm trong thời kỳ cho con bú và mang thai. Mặc dù không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được nghiên cứu rõ ràng nhưng tốt hơn hết bạn nên tránh ăn nấm để đảm bảo an toàn.
6. Tác hại của các loại nấm gây chóng mặt
Một số người cũng cảm thấy chóng mặt sau vài giờ ăn nấm. Ăn quá nhiều loại thực phẩm này cũng gây thay đổi tâm trạng, thậm chí làm cho người huyết áp thấp bị mất tỉnh táo và sự tập trung.
7. Suy thận
Nếu bạn ăn phải các loại nấm hoang dã không rõ nguồn gốc sẽ có nguy cơ bị ngộ độc. Tình trạng ngộ độc nấm nặng dẫn đến tổn thương thận cấp tính. Ví dụ, chi nấm Amanita bao gồm những loài có độc tính cao và có thể dẫn đến suy thận cũng như tổn thương các cơ quan khác.
8. Tác hại của nấm gây ảo giác
Một loại nấm “ma thuật” có chứa các hợp chất như psilocybin và psilocin gây ảo giác và ảo tưởng. Mặc dù những chất này vẫn được sử dụng trong y tế để điều trị một số bệnh về tâm thần nhưng chúng vẫn có nhiều rủi ro. Đặc biệt, khi bạn ăn nhiều nấm chứa psilocybin sẽ có nguy cơ bị ảo giác, hoảng loạn, thay đổi tâm trạng, hoang tưởng, buồn nôn và run.
9. Tương tác với các loại thuốc khác
Ăn nấm có chứa psilocybin cũng sẽ tương tác với một số loại thuốc sau:
• Các loại thuốc tác động lên serotonin như thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế MAO… Ngoài ra, nấm còn gây ra tác dụng phụ không mong muốn như các vấn đề về tim, co giật…
• Các loại thuốc kích thích như cocaine và amphetamine dùng chung với nấm có thể dẫn đến tăng huyết áp và các vấn đề về tim.
>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI
Có thể tránh được tác hại của các loại nấm không?
Trên thế giới có cả hai loại nấm độc và không độc. Các chất độc liên quan đến ngộ độc nấm là các chất chuyển hóa được sản xuất tự nhiên bởi chính các loại nấm. Trong hàng nghìn loài nấm thì có khoảng 100 loài nấm có thể gây ra các tác dụng phụ khi con người tiêu thụ. Có 15-20 loài nấm có khả năng gây tử vong khi ăn phải. Ngoài ra, cũng không có quy tắc nào phân biệt nấm ăn được với nấm độc.
Do vậy, để tránh tác hại của nấm thì bạn cần nhận biết được loại nấm đang ăn. Khi mua nấm phải biết được nguồn gốc, xuất xứ, tránh ăn nấm lạ kẻo rước họa vào thân. Ngoài ra, chỉ nên ăn nấm với lượng vừa phải. Nếu xuất hiện triệu chứng dị ứng với nấm thì cần đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG
Giá trị dinh dưỡng của nấm
Nếu biết cách phòng tránh được tác hại của nấm thì bạn có thể thưởng thức chúng an toàn. Nấm là thực phẩm có lợi cho sức khỏe và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Chúng chứa nhiều protein, chất xơ, khoáng chất và vitamin (B1, B2, B12, C và E), terpen, quinolone, steroid, flavonoid, chất chống oxy hóa như carotenoids và polysacarit như beta-glucan…
Giá trị dinh dưỡng trong 84g nấm khô bao gồm:
• Năng lượng: 18,5 kcal
• Carbohydrate: 3,2g
• Chất đạm: 2,1g
• Chất xơ: 0,8g
• Chất béo: 0,2g
• Kali: 316,0 mg
• Phốt pho: 87,9 mg
• Cholin: 17,0 mg
• Canxi: 6,7 mg
• Natri: 5,6 mg
• Niacin: 3,3 mg
• Folate: 19,6g
• Selen: 15,1g
>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
Lợi ích của nấm là gì?
Dưới đây là các công dụng của nấm:
1. Giảm nguy cơ ung thư
Có hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong nấm là ergothioneine và glutathione. Những chất này đã được chứng minh là có tác dụng chống lại tổn thương oxy hóa. Một số nghiên cứu cho thấy ăn nấm thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
2. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Nấm cung cấp prebiotic, nuôi dưỡng men vi sinh, vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn.
3. Lợi ích và tác hại của nấm là gì? Duy trì huyết áp khỏe mạnh
Một trong những lợi ích của nấm là chúng cung cấp một số kali, một loại khoáng chất giúp duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh. Tuy nhiên, tác hại của nấm khi ăn quá nhiều sẽ không tốt cho người bị huyết áp thấp.
4. Cắt giảm chất béo không lành mạnh
Nấm có vị mặn, còn được gọi là vị umami, có thể dùng như thực phẩm thay thế cho thịt trong các món ăn chay. Đồng thời, chúng ít calo và chất béo nên rất tốt cho một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là những người cần giảm cân.
5. Ăn nấm tốt cho não
Nấm có chứa chất chống oxy hóa như glutathione và ergothioneine, có tác dụng bảo vệ não. Điều này cho thấy rằng ăn nấm điều độ sẽ giúp kiểm soát các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy những người ăn nấm từ 1 – 2 lần/tuần sẽ có mức suy giảm nhận thức nhẹ thấp hơn 57% so với người không ăn nấm.
6. Phương pháp điều trị sức khỏe tâm thần
Tác hại của cây nấm chứa psilocybin nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, ảo giác. Thế nhưng một số cơ sở nghiên cứu đang nghiên cứu psilocybin như một liệu pháp điều trị trầm cảm trong tương lai.
7. Hỗ trợ xương và khả năng miễn dịch (khi nấm tiếp xúc với tia UV)
Một số loại nấm tiếp xúc với tia UV trong quá trình phát triển sẽ tạo ra vitamin D, một chất dinh dưỡng giúp duy trì xương chắc khỏe và hỗ trợ khả năng miễn dịch.
Một nửa cốc nấm trắng tiếp xúc với tia cực tím chứa khoảng một nửa giá trị vitamin D được khuyến nghị hàng ngày của bạn.
8. Những công dụng khác của nấm
• Nấm rất giàu selen có thể giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường khả năng miễn dịch.
• Nấm chứa một hợp chất hóa học, eritadenine, có tác dụng ức chế sản xuất và hấp thụ cholesterol, từ đó giảm tổng lượng cholesterol trong cơ thể.
• Sự hiện diện của vitamin C, selen và glutathione trong nấm có tác động tích cực đến da.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM
Cách chọn và bảo quản nấm tươi lâu
Hãy biết cách chọn và bảo quản nấm đúng cách để tránh được tác hại của nấm bạn nhé!
Khi mua nấm tươi, bạn nên chọn loại có màu sắc tươi mới, không có mùi hôi. Nấm sạch sẽ có màu trắng ngà đặc trưng, mùi thơm dễ chịu. Không nên mua nấm bị giập nát, có mùi lạ.
Bảo quản nấm ở nơi thoáng mát sẽ để được khoảng 8 – 12 tiếng. Không để nấm trong túi nilon mà nên để trong túi giấy mỏng gói lại, cho vào tủ lạnh. Nếu có thể, bạn hãy hút chân không nấm thân mềm khi mới mua về rồi để vào tủ lạnh là có thể dùng được trong 3 – 4 ngày.
Với nấm có thân to cứng, khi mua về bạn nên sơ chế đúng cách trước khi bảo quản. Hãy gọt bỏ hết tạp chất dính trên nấm, sau đó chần nấm qua nước sôi rồi cho vào nước lạnh. Để ráo nấm rồi cho vào tủ lạnh sẽ bảo quản được 3 – 4 ngày.
Ngoài ra, sau khi sơ chế, bạn có thể ngâm nấm trong tô nước muối pha loãng và đặt luôn tô vào tủ lạnh. Cách làm này sẽ giữ được dưỡng chất và độ giòn của nấm.
Như vậy bạn đã biết ngoài lợi ích tốt cho sức khỏe thì cũng có một số tác hại của nấm. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết lựa chọn, bảo quản và ăn nấm phù hợp để tránh được tác hại của các loại nấm nhé.
>>> Đọc thêm: CHÚ Ý 3 TÁC HẠI CỦA CÂY TẦM BÓP NHIỀU NGƯỜI KHÔNG BIẾT
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC