Cảnh báo 10 tác hại của cười nhiều không nên xem thường [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Nụ cười là biểu hiện của niềm hạnh phúc, vui sướng. Thế nhưng, trong một số trường hợp, cười lớn hoặc cười tiên tục lại không hề tốt, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bazaar Vietnam sẽ giải đáp thắc mắc tác hại của việc cười quá nhiều là gì?

Contents

Chuyên gia nói gì về tác hại của cười nhiều?

Chuyên gia nói gì về tác hại của cười nhiều?

Nụ cười vốn được cho là có nhiều tác dụng tích cực với tâm lý và sức khỏe của con người. Cười giảm căng thẳng, hỗ trợ thư giãn cơ bắp đến khả năng tăng cường miễn dịch và giảm đau. Thế nhưng, “tác hại của việc cười nhiều có thể ảnh hưởng đến tính mạng”, báo cáo của các nhà nghiên cứu trên tạp chí Giáng sinh đặc biệt của Tạp chí Y khoa Anh cho biết.

Cụ thể, hai nhà dược học có chung mối quan tâm đến sự hài hước, đã xem xét khoảng 5.000 nghiên cứu. Họ phát hiện ra rằng việc cười lớn hoặc liên tục có thể gây ngất xỉu, lên cơn hen suyễn, thoát vị bụng, đau đầu, đi tiểu không tự chủ, trật khớp hàm và rối loạn nhịp tim.

James Hamblin, một bác sĩ phụ trách vấn đề sức khỏe cho The Atlantic, đã viết một bài tiểu luận trên Split Slider năm 2011 về việc cười nhiều và cái chết. Ông lưu ý rằng cười nhiều cũng có thể làm vỡ chứng phình động mạch hoặc là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng như động kinh hoặc đột quỵ.

Hãy cùng xem tác hại của việc cười quá nhiều theo những nghiên cứu này cụ thể là gì.

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

Tác hại của cười quá nhiều là gì?

Tác hại của cười quá nhiều là gì?

1. Biến chứng hô hấp

Hen suyễn là một loại bệnh phổi mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp và khả năng thở. Khi lên cơn hen đột ngột, người bệnh dễ bị khó thở, tức ngực và ho dữ dội. Có nhiều nguyên nhân gây hen suyễn và cười nhiều là một trong số đó.

Theo Medical News Today, cười có thể khiến cơ hoành và lồng ngực co lại và căng ra. Phổi phải căng thẳng hơn để hít vào và thở ra sâu. Nói cách khác, cười quá nhiều có thể tạo ra hiệu ứng domino gây ra cơn hen suyễn và kéo dài ngay cả khi bạn đã ngừng cười.

Một kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong 105 bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, hơn 40% bị hen suyễn do cười. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách kiểm soát bệnh hen suyễn để tránh những tác động nguy hiểm tiềm ẩn.

>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

2. Tác hại của việc cười nhiều gây bất tỉnh

Tác hại của việc cười nhiều gây bất tỉnh

Được gọi là ngất do cười, bạn có thể bị chóng mặt và bất tỉnh sau một tràng cười dữ dội rồi bỗng nhiên dừng lại. Nghiên cứu cho thấy trường hợp này rất hiếm xảy ra nên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng ít khi nhận ra.

Nghiên cứu lý giải rằng khi ngừng cười đột ngột, cơ thể chưa quen với điều đó. Chúng ta vẫn phải thở ra trong khi đường thở bị tắc nghẽn, dẫn đến huyết áp và nhịp tim giảm đến mức ngất xỉu. Mặc dù tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng bạn cũng hãy chú ý bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Tác hại của việc cười quá nhiều làm trật khớp hàm

Bởi vì nụ cười cũng ảnh hưởng đến cách cử động miệng và khuôn mặt. Vậy nên một tràng cười lớn cũng gây ra một số rủi ro cho hàm và khớp thái dương hàm.

Khớp thái dương hàm là bộ phận kết nối hàm với hộp sọ, cho phép thực hiện các chuyển động cần thiết để cắn, nhai và nói. Khi có quá nhiều áp lực đột ngột tác động lên sẽ làm trật khớp và gây đau đớn. Người có cơ hàm cứng thì nên tránh mở miệng quá rộng khi cười.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

4. Tác hại của cười quá nhiều gây đi tiểu không kiểm soát

đi tiểu không kiểm soát

Việc cười không tự chủ khiến cho nhiều người khó kiểm soát bàng quang, dẫn đến rỉ nước tiểu. Nói cách khác, tác hại của việc cười nhiều có liên quan đến rối loạn chức năng tiết niệu khiến bàng quang trở nên yếu đi.

5. Thoát vị bụng và háng

Nếu bạn bị thoát vị bụng, háng hoặc dễ bị thoát vị, cười quá nhiều cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Tiếng cười to liên tục gây áp lực lên bụng và làm trầm trọng thêm các vùng ở cơ hoặc mô bụng.

Theo một bài báo trên Tạp chí Phẫu thuật Ấn Độ, thoát vị có thể tự vỡ và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị ngay lập tức. Ngoài ra, thoát vị nghẹt – là tình trạng thoát vị làm cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các cơ quan ở thành bụng – sẽ khiến mô bị hoại tử.

Ai có nguy cơ bị thoát vị khi cười? Đó là những người béo phì, làm công việc liên quan đến nâng vật nặng, bị táo bón mãn tính, đang mang thai hoặc đã mang thai nhiều lần hoặc bị ho mãn tính, hắt hơi, dị ứng.

>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE

6. Tác hại của cười nhiều gây nhức đầu và đau nửa đầu

Tác hại của cười nhiều gây nhức đầu và đau nửa đầu

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa đau đầu khi cười. Cơn đau đầu này có thể liên quan đến bệnh nội sọ và áp lực sọ não.

7. Vỡ phình động mạch

Đối với những người bị chứng phình động mạch, sự thay đổi huyết áp là cực kỳ nguy hiểm. Tác hại của việc cười quá nhiều làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ vỡ phình động mạch. Đấy là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, gây đau đớn và dễ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

>>> Đọc thêm: 5 BIỂU HIỆN CƠ THỂ BỊ NHIỄM ĐỘC VÀ 6 DẤU HIỆU CƠ THỂ ĐANG THẢI ĐỘC

8. Mất kiểm soát cơ thể

Mất kiểm soát cơ thể

Cười quá nhiều khiến các bộ phận trên cơ thể đột nhiên bị yếu đi hoặc trở nên mềm nhũn. Cơ thể yếu hơn, tê liệt hoặc mất kiểm soát các bộ phận trên khuôn mặt. Đôi mắt chỉ nhắm hờ và chân không đứng vững. Đôi khi, triệu chứng này còn kèm theo chứng rối loạn giấc ngủ.

9. Tác hại của cười nhiều gây nhiễm kiềm

Một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Tâm lý học châu Âu cho thấy tác hại của cười quá nhiều có thể gây ra tình trạng nhiễm kiềm nhẹ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nhiễm kiềm xảy ra khi axit và bazơ trong máu trở nên mất cân bằng, thường là do không có đủ lượng carbon dioxide trong máu.

Một số tình trạng nhiễm kiềm liên quan đến đường hô hấp gây lú lẫn, buồn nôn, chóng mặt và tê ở mặt, tay và chân.

10. Dấu hiệu thần kinh bất ổn

Cười nhiều không kiểm soát có thể là dấu hiệu cho thấy não đang bất ổn, chẳng hạn như lên cơn động kinh. Chứng động kinh thường thể hiện qua tiếng cười dai dẳng và liên tục do các cơn động kinh cục bộ hoặc một phần ở vùng dưới đồi của não gây ra.

>>> Đọc thêm: 14 LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI

Lợi ích của nụ cười là gì?

Lợi ích của nụ cười là gì?

Tác hại của cười là có thật. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì sợ “bệnh” mà không cười. Một nụ cười khúc khích sẽ giúp bạn cảm thấy yêu đời, hạnh phúc hơn và còn có nhiều lợi ích sau:

• Giảm sự tức giận, lo lắng, trầm cảm và căng thẳng, cải thiện tâm trạng.

• Tăng cường hệ thống miễn dịch.

• Giảm nguy cơ đau tim.

• Cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc COPD.

• Tăng tiêu hao năng lượng. Các nhà nghiên cứu ước tính một ngày “cười thật sự” có thể đốt cháy 2.000 calo.

• Giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

• Cười nhiều làm tăng tỷ lệ mang thai hơn sau khi thụ tinh trong ống nghiệm.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Cách phòng tránh tác hại của việc cười nhiều

Cách phòng tránh tác hại

Nếu không thể chịu được tác hại của cười nhiều (như chuyển động ngực gây đau nhức, khó chịu ở bụng), bạn cần thận trọng và biết cách kiểm soát tiếng cười. Hãy chuyển hướng suy nghĩ một cách có ý thức sang những chủ đề ít vui vẻ hơn nhằm giảm bớt cường độ cười liên tục.

Một số hành động tự véo mình, thở ra hoặc ho cũng sẽ giúp bạn lấy lại “quyền kiểm soát” tiếng cười. Ngoài ra, hãy nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp y tế nếu việc cười nhiều gây biến chứng cho sức khỏe của bạn.

Cuối cùng, tác hại của cười nhiều dù hiếm gặp nhưng vẫn có tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, bạn nên cười khúc khích, cười nhẹ để dễ dàng kiểm soát tâm trạng hưng phấn nhé.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart