Hiến máu nhân đạo luôn là một nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống. Hiến máu không chỉ cứu sống nhiều sinh mệnh mà còn mang đến nhiều lợi ích cho người hiến. Tuy nhiên, tác hại của việc hiến máu quá nhiều cũng là điều bạn cần cân nhắc. Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu ngay nhé!
Contents
- 1 Những lợi ích và tác hại của việc hiến máu là gì?
- 2 Hiến máu mang lại lợi ích gì?
- 3 Hiến máu có hại không? Tác hại của việc hiến máu có đáng lo không?
- 4 Tác hại của việc hiến máu nhân đạo là gì?
- 5 Lợi ích và tác hại của việc hiến máu là gì? Ai không nên hiến máu?
- 6 Cách phòng tránh tác hại của việc hiến máu
Những lợi ích và tác hại của việc hiến máu là gì?
Máu vô cùng cần thiết cho cơ thể chúng ta. Nếu không có máu, oxy sẽ không bao giờ đến được các tế bào trong cơ thể và carbon dioxide sẽ lấp đầy các mạch máu của bạn.
Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, một lần hiến máu có thể cứu được đến 3 mạng sống và cứ sau 2 giây lại có người ở Hoa Kỳ cần máu. Lợi ích của việc hiến máu là giúp đỡ những bệnh nhân đang đối mặt với nhiều tình trạng bệnh lý như tai nạn, bỏng, ung thư, phẫu thuật tim và cấy ghép nội tạng. Ngoài ra, người hiến tặng máu cũng nhận được những lợi ích về sức khỏe và tinh thần sau mỗi lần hiến.
Vậy còn tác hại của việc hiến máu có đáng lo ngại? Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi hiến máu. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi kỹ sức khỏe và nhờ trợ giúp y tế trong trường hợp khẩn cấp.
Hiến máu mang lại lợi ích gì?
1. Kiểm tra sức khỏe miễn phí
Trước khi hiến máu, máu của bạn sẽ được sàng lọc để kiểm tra các tình trạng bệnh lý và nhiễm trùng quan trọng. Việc kiểm tra sức khỏe này hoàn toàn có lợi cho bạn. Bởi vì bạn sẽ biết được nhóm máu của mình là gì? Bạn có thuộc nhóm máu hiếm không?… Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe, bạn sẽ được thông báo ngay lập tức.
>>> Đọc thêm: 14 LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo một bài báo gần đây, hiến máu thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Đó là vì việc hiến máu làm giảm độ đặc của máu, vốn có liên quan đến việc hình thành cục máu đông, đau tim và đột quỵ. Máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể và đến tim nhanh hơn. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy những người hiến máu sẽ tránh được hơn 88% nguy cơ bị đau tim.
Đặc biệt, những người mắc bệnh hemochromatosis di truyền (đột biến gen tạo ra quá nhiều máu) cần phải hiến máu thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ sắt. Hơn nữa, máu của những người này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người được hiến.
2. Kích thích sản sinh máu
Lợi ích và tác hại của việc hiến máu là gì? Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ tích cực bổ sung lượng máu đã hiến, từ đó kích thích sản sinh tế bào máu mới, giúp duy trì sức khỏe tốt.
3. Ngăn ngừa bệnh nhiễm sắc tố sắt mô
Sắt cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nhưng có quá ít hoặc quá nhiều chất sắt trong máu có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Hiến máu thường xuyên làm giảm lượng sắt dự trữ có hại và tình trạng quá tải sắt trong máu. Từ đó, chúng giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (một tình trạng sức khỏe do cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt).
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG
4. Hỗ trợ giảm cân
Một nghiên cứu của Đại học San Diego cho thấy hiến một nửa lít máu sẽ “đốt cháy” từ 600 đến 650 calo. Calo được đốt cháy khi cơ thể tiêu tốn năng lượng để thay thế các tế bào hồng cầu đã mất đi. Tất nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo. Không nên xem việc hiến máu là một phần trong kế hoạch giảm cân của bạn.
5. Duy trì lá gan khỏe mạnh
Tác hại của việc hiến máu có thể làm bạn lo lắng. Tuy nhiên, khi bạn hiến máu, lượng sắt dự trữ dư thừa trong gan sẽ cạn kiệt, làm giảm nguy cơ suy gan và nhiễm trùng.
6. Giảm bớt hóa chất trong máu
Cơ thể có thể tự giải độc một cách tự nhiên với sự trợ giúp từ gan. Thế nhưng việc hiến máu hỗ trợ tăng cường khả năng giải độc của cơ thể. Ví dụ, việc hiến máu đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến nồng độ các chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl (PFAS).
PFAS là các hợp chất hóa học được tìm thấy trong các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp (ví dụ: giấy chống dầu mỡ, bọt chữa cháy). Những hóa chất này mất nhiều thời gian để phân hủy và có thể gây ra một số vấn đề, bao gồm:
• Vấn đề sinh sản
• Giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch
• Chậm phát triển
• Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và béo phì
7. Giảm nguy cơ ung thư
Lượng chất sắt quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia cho thấy những người hiến máu thường xuyên ít có khả năng mắc ung thư gan, phổi, ruột kết, dạ dày và cổ họng. Đó là do hiến máu làm giảm lượng chất sắt mà con người có trong cơ thể.
Điều quan trọng cần lưu ý là những phát hiện này không áp dụng cho tất cả mọi người. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ về mức độ sắt và việc hiến máu.
8. Một cuộc sống hạnh phúc hơn
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng xung quanh bạn. Khi cho đi “những giọt máu hồng”, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc vì làm được việc có ý nghĩa.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM
Hiến máu có hại không? Tác hại của việc hiến máu có đáng lo không?
Hiến máu an toàn với người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại tác hại của việc hiến máu quá nhiều nên chưa dám tham gia. Trong 1 lần hiến máu, lượng máu cho đi sẽ vào khoảng 450 – 500ml. Tức là lượng máu cho đi không quá nhiều nên bạn không cần lo thiếu máu đột ngột. Hiến máu không ảnh hưởng gì đến số lượng và chất lượng máu trong cơ thể bạn. Tế bào hồng cầu cũng nhanh chóng sản sinh mới trong khoảng 24 – 48 giờ sau khi hiến.
Tuy nhiên, hiến máu cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ tùy vào thể trạng của mỗi người.
>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE
Tác hại của việc hiến máu nhân đạo là gì?
Trong điều kiện hiến máu đạt tiêu chuẩn và sức khỏe tốt thì sẽ không gây hại. Đôi khi, bạn có thể gặp phản ứng sau khi hiến máu bao gồm:
1. Tác hại của việc hiến máu gây buồn nôn
Một số người có thể cảm thấy buồn nôn, choáng váng hoặc chóng mặt sau khi hiến máu. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ chỉ kéo dài một vài phút. Bạn có thể nằm kê chân lên cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Tác hại của việc hiến máu quá nhiều gây chảy máu
Bạn cũng có thể bị chảy máu hoặc bầm tím ở vị trí kim tiêm. Để hạn chế tình trạng này, hãy nâng cánh tay lên của bạn lên trong vài phút.
3. Tác hại của việc hiến máu nhân đạo gây tụt huyết áp
Với những người trẻ tuổi hoặc mới hiến máu lần đầu sẽ gặp tình trạng tụt huyết áp, nôn mửa hoặc khó thở. Những phản ứng này sẽ biến mất trong vòng 24 giờ sau hiến máu. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng trên.
>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI
Lợi ích và tác hại của việc hiến máu là gì? Ai không nên hiến máu?
Theo Bộ Y tế, những đối tượng sau đây không nên hiến máu hoặc cần trì hoãn thời gian hiến máu cho đến khi sức khỏe đảm bảo:
• Phụ nữ mang thai.
• Phụ nữ sinh con.
• Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
• Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh.
• Người bị thiếu máu do thiếu sắt.
• Những người làm ngành nghề đặc thù như: Tài xế, phi công, thợ mỏ, thủy thủ, vận động viên chuyên nghiệp.
• Người vừa khỏi bệnh quai bị, sốt rét, uốn ván, viêm dạ dày ruột, viêm não, viêm phổi…
• Người đang dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc làm loãng máu.
• Những người vừa hiến máu trong 12 tuần.
>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Cách phòng tránh tác hại của việc hiến máu
Bạn đã biết rõ tác hại và lợi ích của việc hiến máu. Vậy nên để tránh tác hại của việc hiến máu quá nhiều thì bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi hiến máu:
1. Uống nhiều nước
Uống đủ nước giúp dễ dàng tìm thấy tĩnh mạch hơn và bạn sẽ không bị choáng váng sau khi hiến máu. Theo chuyên gia y tế, hãy đảm bảo rằng bạn luôn uống đủ nước và tránh uống nhiều rượu trong một hoặc hai ngày trước khi hiến máu.
2. Ăn no
Đừng bỏ bữa sáng và nhớ ăn đồ ăn nhẹ được cung cấp sau khi bạn hiến máu. Hãy đảm bảo rằng bạn đã ăn đủ và uống đủ nước vào ngày hiến máu, bạn sẽ ít bị chóng mặt hơn.
3. Không tập thể dục sau khi hiến máu
Sau khi hiến máu, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Vì vậy hãy thư giãn và không nên hoạt động thể chất.
4. Uống viên sắt
Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ khuyến cáo những người hiến máu thường xuyên nên bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt. Bởi vì người ta đã chứng minh rằng những người hiến máu là thanh thiếu niên có thể bị thiếu sắt sau khi hiến máu.
Hy vọng rằng những giải đáp trên đây về tác hại của việc hiến máu sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn. Hiến máu nhân đạo không chỉ giúp ích cho cộng đồng mà còn có lợi cho sức khỏe bản thân. Hãy yên tâm trao đi “những giọt máu hồng” nếu bạn đủ khỏe mạnh nhé!
>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC