Nhân sâm kỵ gì? 10+ điều kỵ bạn cần biết [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Theo y học cổ truyền, 4 vị thuốc quý của Đông y gồm có sâm, nhung, quế, phụ. Trong đó, nhân sâm đứng đầu bảng. Sâm thường dùng để bồi bổ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, tăng cường sinh lực. Nhân sâm kỵ gì và những ai không nên dùng? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.

Công dụng của nhân sâm

Nhân sâm kỵ gì? 10+ điều kỵ bạn cần biết

Nhân sâm có tính bình, vị ngọt pha chút đắng. Cây nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng C.A.Mey, cao khoảng 0.6m. Phần dùng làm dược liệu và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng là rễ cây (còn gọi là củ). Trước khi tìm hiểu nhân sâm kỵ gì, bạn có thể tham khảo một số công dụng của nhân sâm nhé.

1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nhân sâm chứa ginsenosides, một chất có thể giúp ổn định insulin và hormone glucagon để duy trì glucose trong máu. Nhờ đó, nhân sâm hỗ trợ cải thiện các nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu đang điều trị tiểu đường bằng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thêm nhân sâm nhé.

2. Giảm căng thẳng

Dùng nhân sâm có thể khiến bạn tỉnh táo, dễ chịu, đẩy lùi stress. Theo nghiên cứu, nhân sâm có khả năng cân bằng tâm trạng, giảm các hormone gây stress như cortisol và adrenaline.

3. Tăng cường khả năng miễn dịch

Theo nghiên cứu, chất adaptogenic trong nhân sâm có tác dụng trẻ hóa tế bào. Đồng thời, chất này cũng có khả năng khôi phục các tế bào lão hóa ở người lớn tuổi. Nhân sâm giúp bạn tăng cường sức đề kháng, hạn chế các bệnh truyền nhiễm.

4. Ngăn ngừa ung thư

Thành phần ginsenosides trong nhân sâm có thể hạn chế sự hoạt động của một số tế bào ung thư. Theo nghiên cứu, nhân sâm có khả năng ức chế sự phát triển của bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư có thể kể đến như ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, đây chỉ là thực phẩm hỗ trợ, không phải thuốc điều trị. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng nhân sâm trị ung thư nhé.

5. Giảm cholesterol

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ginsenosides có công dụng giảm nồng độ cholesterol xấu. Điều này giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ.

>>> Đọc thêm: Cách sử dụng nhân sâm tái tạo da để có làn da hoàn hảo

Nhân sâm kỵ gì?

Nhân sâm kỵ gì?

Nhân sâm được xem là vị thuốc quý hiếm với giá thành đắt đỏ. Để phát huy hết tác dụng của nhân sâm, bạn nên lưu ý thông tin nhân sâm kỵ với gì. Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong cách chế biến nhân sâm.

1. Nhân sâm kỵ gì? Không dùng nồi kim loại để nấu nhân sâm

Nếu đang dùng các vật dụng kim loại để nấu nhân sâm, bạn nên cân nhắc thay đổi. Theo khuyến cáo, cách làm này có thể gây hại cho sức khỏe. Kim loại khi nấu có thể bị hòa tan với nhân sâm. Sự kết hợp này tạo ra một chất độc và triệt tiêu dưỡng chất trong nhân sâm. Bạn nên nấu nhân sâm bằng nồi đất hoặc sứ để an toàn nhé.

2. Nhân sâm kỵ gì? Trà

Theo nghiên cứu, bạn không nên vừa ăn các món ăn có nhân sâm vừa uống trà. Một số chất có trong trà có sự tương tác qua lại với nhân sâm. Từ đó, các công dụng của nhân sâm bị hạn chế. Bạn nên uống trà sau khi dùng nhân sâm khoảng 2 – 3 tiếng là hợp lý.

3. Nhân sâm kỵ món gì? Hải sản

Nhân sâm và hải sản đều là những món nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu ăn cùng nhau, bạn dễ bị ngộ độc. Các triệu chứng có thể xuất hiện như dị ứng, nôn, chóng mặt, choáng váng. Nguyên nhân là do nhân sâm thuộc nhóm đại bổ khí. Trong khi đó, hải sản có tính lạnh, thuộc nhóm đại hạ khí. Hai món này kết hợp sẽ triệt tiêu các chất bổ dưỡng, thậm chí gây hại đến sức khỏe. Tìm hiểu hải sản kỵ gì?

4. Nhân sâm kỵ gì? Củ cải

Tương tự như hải sản, củ cải cũng là thực phẩm có tính lạnh. Nhiều người thường cho củ cải vào hầm chung với các món có nhân sâm. Cách nấu này có thể làm mất các tác dụng của nhân sâm. Tìm hiểu Củ cải trắng kỵ với gì?

5. Không dùng quá nhiều nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc đại bổ nguyên khí. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ. Nếu lạm dụng, bạn có thể bị ngộ độc nhân sâm. Một số biểu hiện khi dùng quá liều nhân sâm như: hưng phấn quá độ, huyết áp tăng, chảy máu mũi, mất ngủ, dễ kích động, nổi mề đay.

>>> Đọc thêm: Mỹ phẩm Sulwhasoo có tốt không? Top 4 sản phẩm được ưa chuộng nhất

Nhân sâm kỵ gì? Ai không nên dùng nhân sâm?

Ai không nên dùng nhân sâm?

Tuy là thuốc bổ nhưng không phải ai dùng nhân sâm cũng bổ. Nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn không nên bổ sung nhân sâm.

1. Nhân sâm kỵ gì? Người huyết áp cao

Nhân sâm có thể đem lại một số tác dụng phụ, làm tình trạng tăng huyết áp trở nên trầm trọng. Dùng nhân sâm không đúng liều lượng có khả năng đẩy huyết áp lên cao. Vì vậy, vị thuốc quý này được khuyến cáo không nên dùng cho người huyết áp cao.

2. Người đang mắc các bệnh xuất huyết

Nhân sâm có tác dụng bổ khí, giúp tăng tuần hoàn máu. Điều này không tốt cho người đang mắc các bệnh xuất huyết. Tình trạng xuất huyết có thể nặng hơn nếu bạn bổ sung nhân sâm.

3. Nhân sâm kỵ gì? Người bị đau bụng, đau dạ dày

Các trường hợp đầy bụng, căng tức, tiêu chảy, trào ngược dạ dày, nôn mửa đều được khuyến cáo không được dùng nhân sâm. Tác dụng bổ khí của nhân sâm trong trường hợp này sẽ làm các bệnh trên càng thêm nặng.

4. Người bị gan mật cấp tính

Người bị viêm gan, viêm mật, sỏi mật, đau bụng, vàng da, sốt cần tránh xa nhân sâm. Lúc này, gan mật đang bị thấp nhiệt, khí không lưu thông. Việc dùng nhân sâm càng khiến cho khí trì trệ, bệnh thêm trầm trọng.

>>> Đọc thêm: Cá chép kỵ gì? 8 thứ kỵ và 3 món ăn hấp dẫn với cá chép

5. Trẻ nhỏ

Theo khuyến cáo, trẻ bị suy dinh dưỡng, sức khỏe kém có thể dùng nhân sâm để bồi bổ. Nếu trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường thì không cần thiết dùng thêm nhân sâm. Trẻ sơ sinh không nên dùng nhân sâm. Nguyên nhân là có thể khiến hệ miễn dịch trở nên thụ động, hạn chế tiết ra kháng thể.

Bên cạnh đó, trẻ dưới 14 tuổi dùng nhân sâm có thể bị dậy thì sớm. Vì vậy, nếu muốn bổ sung nhân sâm cho trẻ, bạn nên tìm hiểu và xin ý kiến của bác sĩ nhé.

6. Nhân sâm kỵ gì? Người bị cảm, sốt

Khi bị sốt, bạn cần cơ thể thoát nhiệt để hạ sốt. Nếu dùng nhân sâm lúc này, tình trạng sẽ không cải thiện. Nhân sâm có tính bổ khí, khiến khí không thể phát tiết ra ngoài. Đây là lý do mà người bị cảm sốt không nên dùng nhân sâm.

7. Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai dùng quá nhiều nhân sâm có thể bị ngộ độc, nôn mửa, xuất huyết, thậm chí sảy thai.

8. Người bị xuất tinh sớm

Dùng nhân sâm có thể đem lại cảm giác hưng phấn quá độ. Vì đặc tính này, nhân sâm được khuyến cáo không phù hợp với người xuất tinh sớm.

>>> Đọc thêm: Trứng ngỗng kỵ gì? Những ai không nên ăn trứng ngỗng?

Nhân sâm phù hợp với những ai?

Bạn đã biết nhân sâm kỵ gì và những ai không nên dùng nhân sâm. Vậy những đối tượng nào nên dùng nhân sâm? Với công dụng bổ khí, nhân sâm phù hợp với những nhóm người sau:

• Người suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, gầy yếu

• Người mới ốm dậy, cần bổ sung nhiều dưỡng chất

• Người bị suy giảm trí nhớ

• Người thường xuyên stress, mất ngủ, căng thẳng thần kinh

• Bệnh nhân ung thư

>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu

Cách sử dụng nhân sâm

Cách sử dụng nhân sâm

Ảnh: Wudang Academy

Biết được nhân sâm kỵ gì, bạn sẽ có cách chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Nhân sâm có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món ăn, trà hoặc rượu.

Ăn trực tiếp: Bạn có thể ăn trực tiếp nhân sâm tươi. Bạn rửa sạch củ nhân sâm, thái lát mỏng và ngậm rồi nhai từ từ.

Nhân sâm ngâm mật ong: Một số người không ăn được nhân sâm tươi do mùi vị nồng đặc trưng. Thay vì ăn trực tiếp, bạn ngâm nhân sâm đã thái mỏng cùng với mật ong. Vị ngọt của mật ong sẽ giảm vị đắng, hăng của nhân sâm.

Trà nhân sâm: Bạn ngâm khoảng 4 – 5 lát nhân sâm tươi vào nước nóng và ủ khoảng 10 – 15 phút. Sau khi nhân sâm tiết ra các chất bổ, bạn sẽ có món trà nhân sâm thanh mát và bổ dưỡng.

Rượu nhân sâm: Ngoài hãm trà, nhân sâm còn có thể dùng để ngâm rượu. Thông thường, rượu sẽ được ngâm với những củ sâm có kích thước lớn, thân dài. Rượu nhân sâm vừa bồi bổ sức khỏe, vừa là món đồ trang trí sang trọng.

Chế biến món ăn: Món ăn phổ biến nhất từ nhân sâm là gà hầm/ tần sâm. Canh gà nhân sâm thường nấu cùng táo đỏ, kỷ tử. Đây là món ăn có tác dụng bồi bổ, thích hợp cho người mới ốm dậy.

Nhân sâm là dược liệu quý, nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được và dùng càng nhiều sẽ tốt. Bạn cần lưu ý thông tin nhân sâm kỵ gì để biết cách dùng vị thuốc quý này nhé.

>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart