Tác hại của ăn mặn? Thay đổi thói quen ăn uống để nâng cao sức khỏe [🆕🇻🇳] citigym.com.vn

Nhiều người thường có thói quen nêm nếm rất mặn để giúp món ăn trở nên đậm đà hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. Cùng CITIGYM tìm hiểu những tác hại của việc ăn mặn, đồng thời thay đổi thói quen xấu này để nâng cao sức khỏe bạn nhé!

Tác hại của việc ăn mặn

Muối là gia vị được sử dụng phổ biến, xuất hiện thường xuyên trong mọi căn bếp. Muối giúp các món ăn trở nên đậm đà và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, việc làm dụng muối quá đà cũng như thói quen ăn mặn dẫn đến gây hại cho cơ thể. Vậy ăn mặn bị gì? Dưới đây là một số tác hại đối với cơ thể mà bạn cần quan tâm.

Làm tăng huyết áp

Việc ăn mặn thường xuyên sẽ dẫn đến huyết áp tăng cao. Nguyên nhân là natri làm tăng tính thẩm thấu, chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thanh mahcj, gay tăng nước, tăng trương lực thành mạch, dẫn đến co mạch và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, điều này còn gây ra các nguy cơ mắc bệnh đau tim, đột quỵ, bệnh thận. 

Đột quỵ

Theo thống kê của WHO (tổ chức y tế Thế Giới), có tới 62% các ca đột quỵ não liên quan tới việc thường xuyên ăn mặn. Ngoài ra, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, mỗi bữa ăn giảm một thìa muối sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ. 

Ảnh hưởng tới tim mạch

Ăn mặn sẽ khiến chúng ta phải uống nhiều nước, từ đó dẫn đến làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tâm thất to lên và dẫn đến hiện tượng suy tim. 

Ảnh hưởng tới thận

Cơ quan tiếp theo bị ảnh hưởng đến việc ăn mặn kéo dài là thận. Do phải tiến hành làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu đã có tiền sử bệnh về thận mà sử dụng đồ ăn mặn nhiều thì bệnh sẽ tái phát và ngày càng nặng hơn. Ngược lại, nếu giảm lượng muối trong thức ăn thì cơ quan thận sẽ được cải thiện tốt. Ngoài ra, ăn mặn cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về sỏi thận, thận nhiễm mỡ,…

Ảnh hưởng tới dạ dày

Muối sẽ kết hợp với vi khuẩn HP gây nên các bệnh về viêm loét dạ dày và tá tràng. Theo nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra rằng, những ai thường xuyên ăn mặn thường có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao gấp 2 lần so với người khác. 

Làm yếu xương

Một trong những tác hại khi ăn mặn là làm yếu xương. Do thận phải làm việc thường xuyên để loại bỏ muối ra khỏi cơ thể, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, từ đó thải ra nhiều canxi gây ra loãng xương. 

Thay đổi thói quen ăn uống để nâng cao sức khỏe

Theo khuyến nghị của Bộ Y Tế, lượng muối nên ăn hàng ngày là 5g/ngày. Tuy nhiên, lượng muối trung bình người Việt sử dụng đang thừa gấp 2 – 3 lần. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, bạn nên xây dựng chế độ ăn giảm muối. 

Đầu tiên, ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tươi thay vì các món ăn được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, xúc xích, chả giò, bim bim,….Nguyên nhân là do các món ăn này thường được cho nhiều muối để kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài ra, thay đổi cách chế biến như luộc, hấp để giảm lượng muối ăn vào hằng ngày. 

Thay đổi thói quen ăn uống để nâng cao sức khỏe

Khi nấu ăn, hạn chế nêm nếm quá nhiều muối, đảm bảo món ăn có vị vừa phải. Nhiều người còn có thói quen sử dụng mì chính để tăng vị ngọt cho món ăn, trong khi đó thành phần chính của gia vị này cũng là muối. Do đó, cần hạn chế sử dụng mì chính, thay vào đó có thể sử dụng các gia vị khác để tăng hương vị cho món ăn. 

Bên cạnh đó, cần giảm lượng muối một cách từ từ để các cơ quan cảm nhận dần thích nghi. Sử dụng muối và bột canh có chứa iốt để phòng các bệnh bướu cỏ, thiểu năng trí tuệ,…Để kiểm soát lượng muối hiệu quả, bạn nên chủ động nấu ăn tại nhà thay vì sử dụng thức ăn nấu bên ngoài để đảm bảo cho sức khỏe.

Tổng kết

Muối sẽ tốt cho sức khỏe nếu không sử dụng quá nhiều. Bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, kết hợp tập luyện thể dục thể thao cũng góp phần hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho bạn. Liên hệ ngay với CITIGYM để được tư vấn những dịch vụ phù hợp với bản thân và giúp bạn xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh.

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart