Vậy tác hại của sống ảo là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ra sao? Cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu nhé!
Contents
- 1 Sống ảo là gì?
- 2 Biểu hiện của sống ảo là gì?
- 2.1 1. Thường check in, chụp ảnh và quay video ở nơi sang chảnh
- 2.2 2. Tác hại của sống ảo biểu hiện là sự khoe khoang tiền bạc, vật chất
- 2.3 3. Khoe khoang về sự thành công
- 2.4 4. Khoe khoang về mối quan hệ tình cảm
- 2.5 5. Dùng công cụ chỉnh sửa ảnh và video để tạo ra hình ảnh hoàn hảo
- 2.6 6. Tạo ra câu chuyện, bình luận sống ảo
- 3 Vì sao bạn yêu thích sống ảo?
- 4 8 tác hại của sống ảo
- 4.1 1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần
- 4.2 2. Tác hại của sống ảo gây tiêu tốn thời gian, tiền bạc
- 4.3 3. Tác hại của hiện tượng sống ảo gây ra sự lệch lạc trong nhận thức
- 4.4 4. Tác hại của sống ảo dẫn đến so sánh bản thân tiêu cực với người khác
- 4.5 5. Tác hại của việc chụp ảnh sống ảo gây “nghiện” mạng xã hội
- 4.6 6. Tác hại của thói quen sống ảo dẫn đến cô lập xã hội
- 4.7 7. Tác hại của sống ảo là gì? Dễ bị lừa đảo
- 4.8 8. Tác hại của sống ảo làm mất quyền riêng tư
- 5 Cách phòng tránh tác hại của hiện tượng sống ảo
Sống ảo là gì?
Sống ảo là thuật ngữ chỉ việc con người dùng mạng xã hội thể hiện những hình ảnh và thông tin khác xa với thực tế cuộc sống của mình. Những người sống ảo thường có xu hướng khoe khoang những thứ không thuộc về mình. Ngoài ra, họ còn tự tạo ra những thứ không có thật để thu hút sự chú ý, khen ngợi từ người khác.
Sống ảo còn thể hiện ở việc bạn dành nhiều thời gian để “online” trên mạng xã hội thay vì trải nghiệm và kết nối với thế giới thực quanh mình. Điều này dẫn đến những tác hại của sống ảo ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người sống ảo.
Biểu hiện của sống ảo là gì?
Để biết rõ về tác hại của thói quen sống ảo, bạn cần biết biểu hiện của “căn bệnh” này là gì:
1. Thường check in, chụp ảnh và quay video ở nơi sang chảnh
Đây là biểu hiện khá phổ biến của hiện tượng sống ảo. Bạn thường bỏ thời gian và công sức để tìm kiếm những địa điểm check in sang chảnh, đắt tiền để chụp và khoe lên mạng xã hội. Ví dụ, bạn sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để thuê một chiếc xe sang chỉ để dạo phố và chụp ảnh check in.
2. Tác hại của sống ảo biểu hiện là sự khoe khoang tiền bạc, vật chất
Bạn thường hay khoe khoang về những chuyến du lịch đắt tiền, những món đồ xa xỉ, xe hơi đời mới… Mục đích nhằm thể hiện sự giàu sang và thành đạt của mình. Ví dụ, bạn hay đăng ảnh chụp sắm đồ hiệu hay chuyến du lịch sang chảnh ở nước ngoài.
3. Khoe khoang về sự thành công
Bạn thường đăng ảnh chụp chung với bảng điểm cao, bằng khen… cũng là một trong những biểu hiện của lối sống ảo. Bởi vì bạn chưa ý thức được tác hại của việc chụp ảnh sống ảo nên thường khoe khoang về thành tích trong công việc, học tập lên mạng xã hội.
4. Khoe khoang về mối quan hệ tình cảm
Hiện tượng sống ảo còn thể hiện ở status, hình ảnh thể hiện tình cảm hạnh phúc, yêu đương để nhận được sự ngưỡng mộ, thậm chí là ghen tỵ của người khác. Tần suất khoe khoang quá nhiều và liên tục có thể dẫn đến tác hại của sống ảo.
5. Dùng công cụ chỉnh sửa ảnh và video để tạo ra hình ảnh hoàn hảo
Bạn thường xuyên lạm dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh và video để tạo ra ảnh đẹp hoàn hảo và đăng lên mạng xã hội. Đó cũng là một trong những biểu hiện của hiện tượng sống ảo.
6. Tạo ra câu chuyện, bình luận sống ảo
Nhiều người còn tạo ra các câu chuyện, bình luận sống ảo để thể hiện bản thân, thu hút sự chú ý và ngưỡng mộ của người khác.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA XEM ĐIỆN THOẠI ÍT AI NGỜ TỚI
Vì sao bạn yêu thích sống ảo?
Tác hại của sống ảo bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
1. Sự thỏa mãn cá nhân
Sống ảo cho phép bạn tạo ra một “tấm chắn an toàn” trên mạng xã hội. Ở đó, bạn có thể lựa chọn những khía cạnh tốt nhất và tạo ra một phiên bản hoàn hảo về bản thân. Từ đó làm tăng sự thỏa mãn và tự tin về bản thân.
2. Tác hại của hiện tượng sống ảo xuất phát từ lâm lý muốn được ngưỡng mộ
Đa số mọi người có tâm lý muốn nhận được sự chú ý, ngưỡng mộ từ người khác. Vậy nên họ dùng mạng xã hội để thể hiện bản thân một cách hoàn hảo (theo cách họ muốn).
3. Thiếu sự quan tâm và chia sẻ từ mọi người xung quanh
Hoàn cảnh sống khiến cho bạn bị thiếu thốn sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình và người thân. Bạn tìm đến mạng xã hội để tìm kiếm sự chia sẻ, đồng cảm từ những người khác. Bạn muốn có cảm giác được tham gia vào một cộng đồng trực tuyến và chia sẻ các mối quan hệ của mình.
4. Áp lực trong cuộc sống
Xã hội phát triển sẽ kéo theo những áp lực về vật chất và tinh thần. Bạn càng muốn thể hiện bản thân để chứng tỏ với mọi người xung quanh.
>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!
8 tác hại của sống ảo
Tác hại của hiện tượng sống ảo có thể kéo cuộc sống của bạn đi xuống và dần xa rời với cuộc sống thực tế. Cụ thể, các hậu quả dễ thấy nhất chính là:
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần
Việc dành quá nhiều thời gian sống ảo trên mạng xã hội chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn, đặc biệt là mắt. Hơn nữa, việc liên tục khom lưng cúi xuống nhìn điện thoại cũng ảnh hưởng đến tư thế của bạn và gây đau vai, cổ.
Nguy cơ béo phì, mắc bệnh mãn tính, thiếu ngủ… cũng là những tác hại của sống ảo. Nghiêm trọng hơn, sử dụng màn hình quá lâu làm thay đổi cấu trúc não khiến chất xám chịu trách nhiệm cho quá trình nhận thức bị co lại. Chúng còn làm biến dạng chất trắng đóng vai trò là mạng lưới truyền tín hiệu của não. Bạn có thể bị mất khả năng nhận thức, tập trung kém, trí nhớ yếu và xử lý thông tin chậm hơn.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM
2. Tác hại của sống ảo gây tiêu tốn thời gian, tiền bạc
Bạn thường phải dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để sống ảo. Điều này có thể khiến bạn bị xao nhãng trong công việc, học tập ngoài đời thực.
3. Tác hại của hiện tượng sống ảo gây ra sự lệch lạc trong nhận thức
Sống ảo sẽ tác động tiêu cực đến cách bạn nhận thức về bản thân và các giá trị thực xung quanh mình. Bạn luôn có cái nhìn ảo tưởng về cuộc sống. Khi nhận thức sai lầm, bạn sẽ có xu hướng thực hiện những hành vi lệch lạc, gây tổn hại cho bản thân và người khác.
4. Tác hại của sống ảo dẫn đến so sánh bản thân tiêu cực với người khác
Khi bạn sống ảo trên mạng xã hội, bạn sẽ lo lắng nhiều hơn về hình ảnh bản thân ảo của mình thay vì hình ảnh con người thật sự. Bạn có xu hướng so sánh cuộc sống của mình với người khác và không hài lòng về cuộc sống của mình. Điều này mang lại cho bạn cảm giác thiếu tự tin, bất lực, lòng tự trọng thấp và sức khỏe tâm thần kém.
>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA TẮM ĐÊM, BẠN CẦN BIẾT ĐỂ TRÁNH XA
5. Tác hại của việc chụp ảnh sống ảo gây “nghiện” mạng xã hội
Có phải bạn thường có thói quen thích chụp ảnh, chỉnh sửa hoàn hảo và đăng tải lên mạng xã hội để nhận được nhiều lượt like, share? Thời gian online quá nhiều sẽ đưa não của bạn về trạng thái “nghiện”.
Sự bùng nổ của dopamine gây khoái cảm khi sử dụng điện thoại sống ảo sẽ kích hoạt trung tâm khen thưởng của não và âm thầm khiến bạn thèm muốn nhiều hơn. Đây là lý do tại sao bạn cảm thấy không bao giờ muốn rời xa màn hình điện thoại. Sự nghiện online này có thể dẫn đến tình trạng thiếu năng suất trong học tập và làm việc, trầm cảm và lo lắng.
6. Tác hại của thói quen sống ảo dẫn đến cô lập xã hội
Bạn sẽ không có nhiều tương tác ngoài đời thực khi quá bận sống ảo trên mạng xã hội. Điều này có thể dẫn đến sự cô lập, suy giảm kết nối xã hội và cảm giác thu mình ngày càng tăng. Bạn sẽ luôn cảm thấy cô đơn và xa cách với mọi người xung quanh.
7. Tác hại của sống ảo là gì? Dễ bị lừa đảo
Nhiều kẻ xấu sẽ lợi dụng tâm lý muốn được ngưỡng mộ chú ý của bạn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
8. Tác hại của sống ảo làm mất quyền riêng tư
Các nền tảng truyền thông xã hội thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân để bán cho các công ty bên thứ ba hoặc được sử dụng cho mục đích quảng cáo. Điều này có thể khiến thông tin cá nhân và hình ảnh của bạn bị chia sẻ rộng rãi. Hậu quả là rủi ro về an ninh, mất quyền riêng tư và ảnh hưởng xấu đến đời sống cá nhân của bạn.
>>> Đọc thêm: 14 LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI
Cách phòng tránh tác hại của hiện tượng sống ảo
Chính bản thân bạn phải nhận thức được tác hại của sống ảo để điều chỉnh hành vi phù hợp. Một số cách sau đây có thể hữu ích:
• Giảm thời gian dùng mạng xã hội xuống còn 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể mức độ lo lắng, trầm cảm, cô đơn, khó ngủ.
• Tắt điện thoại vào những thời điểm trong ngày như: đang ăn tối, lái xe, học tập, họp hành, tập thể dục, khi đi tắm, dành thời gian cho bạn bè và gia đình…
• Thay đổi cách dùng mạng xã hội: Ví dụ, nếu bạn cô đơn, hãy mời một người bạn đi uống cà phê. Nếu bạn cảm thấy áp lực, hãy đi dạo hoặc đến phòng tập thể dục. Bạn cảm thấy chán nản? Hãy bắt đầu một sở thích mới. Mạng xã hội có thể nhanh chóng và thuận tiện cho bạn nhưng vẫn có những cách lành mạnh hơn, hiệu quả hơn để giải tỏa tâm trạng của bạn.
• Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn cảm thấy luôn được gắn bó và hỗ trợ, vượt qua được sự bất an. Hoặc bạn có thể tham gia vào một câu lạc bộ để kết nối với những người có cùng sở thích.
• Chỉ đăng tải hình ảnh và thông tin thực tế để tránh gây hiểu lầm cho người khác.
• Luôn tỉnh táo trước những thông tin trên mạng xã hội để tránh bị lừa đảo.
Nếu không được kiểm soát, tác hại của sống ảo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân. Do đó, bạn cần nhận thức đúng và nỗ lực để sống “thật” một cách lành mạnh, hạnh phúc hơn thay vì sống ảo trên mạng xã hội.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CHƠI GAME GÂY RỐI LOẠN TÂM THẦN
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC